Áp lực lên thịt bò Việt

Áp lực lên thịt bò Việt
Thông tin về các loại thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Úc có mức giá cực kỳ rẻ, chỉ bằng khoảng một nửa hoặc 1/4 giá thịt nội địa trong những ngày gần đây dù trước mắt không thực sự đáng lo ngại, nhưng đây là lời cảnh báo cho tương lai không xa của thịt bò Việt.

Theo ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi chế biến và XNK (Aprocimex), hiện tại, ở Việt Nam còn chưa phân định rạch ròi giữa quan niệm thịt tươi và thịt nhập khẩu.

p/Áp lực cạnh tranh lên thịt bò Việt sẽ gia tăng khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến chính thức có hiệu lực trong năm 2018.p/Quy trình giết mổ bò của VISSAN. Ảnh: S.T

Áp lực cạnh tranh lên thịt bò Việt sẽ gia tăng khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến chính thức có hiệu lực trong năm 2018. Quy trình giết mổ bò của VISSAN. Ảnh: S.T

Thịt bò Việt không hề “kém cạnh”

Thịt nhập khẩu hiện nay nếu là thịt chuẩn như thịt mông và bắp có hàm lượng dinh dưỡng cao thì giá thành không phải rẻ. Còn những loại thịt như nạm, gầu vốn là khoái khẩu của người Việt thì các nước bán với giá thấp, từ 2-3USD (70.000-80.000/kg), về Việt Nam thêm các chi phí vận chuyển, thông quan thì giá bán lên khoảng 140.000-150.000/kg. Những loại thịt này chủ yếu đi vào các nhà hàng, quán ăn bình dân.

Còn lại thịt tươi là thịt do các doanh nghiệp nhập bò nguyên con về rồi giết mổ thì giá hơi cũng ở mức 70.000-80.000/kg cộng các loại phí vận chuyển, thuế phí thì vào khoảng 200-230.000/kg tương đương với giá thịt bò của Việt Nam.

“Hiện, thịt nhập khẩu không có nhiều, nhập khẩu bò thịt từ Lào, Campuchia, Myanma về tiểu ngạch về Việt Nam giết mổ giá cũng cao như bò trong nước. Thịt bò Việt Nam có màu sắc đỏ và đẹp mắt hơn so với bò Úc, thịt ngọt ngon không kém gì thịt bò ngoại, sản lượng bò trong nước hiện không đủ bán. Vì vậy, việc thịt bò ngoại cạnh tranh với thịt bò nội không đáng ngại ”, ông Lý nhìn nhận.

Nhưng rất dễ bị “bóp chết”

Theo TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, mặc dù đã có những nhà đầu tư lớn như Hoàng Anh Gia Lai hợp tác cùng Vissan, Saigon Food hay Thành Thành Công... cùng các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác trên thị trường nhưng số lượng đàn bò vẫn rất còn khiêm tốn.

Cả nước hiện mới chỉ có khoảng 5,6 triệu con bò thịt (chiếm 7,8% nhu cầu thịt cả nước). Tức là chỉ cung cấp được một phần rất nhỏ so với nhu cầu thị trường.

Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực trong năm 2018, thuế nhập khẩu vào Việt Nam còn 0%, hoạt động xuất khẩu thịt bò của EU sang thị trường Việt Nam sẽ tăng tốc. Áp lực cạnh tranh lên thịt bò Việt sẽ gia tăng.

Đặc biệt, như ông Trúc nhìn nhận, do đặc thù tự nhiên, Việt Nam không thể chăn nuôi lớn theo quy mô công nghiệp như Úc và các nước khác có đồng cỏ rộng. Bò thịt của Việt Nam lâu nay được chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận thấp, nuôi kéo dài, nên tương lai, trước áp lực cạnh tranh, rất có thể nhiều người sẽ chuyển sang nuôi các con vật khác kinh tế hơn như lợn, gà…