Bài học thoát nạn bằng cách dùng tài nguyên thông mình của Israel
- Thứ sáu - 26/08/2016 05:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong khi đó, Israel – quốc gia với 60% diện tích là hoang mạc – đã tạo ra một kỳ tích khi không chỉ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu nước sạch của người dân, mà còn vươn lên trở thành một cường quốc về nước, khiến những sa mạc phải “nở hoa”, xuất khẩu nông sản cùng công nghệ tưới tiêu đi khắp thế giới, biến“nước” trở thành một đòn bẩy ngoại giao và kinh tế mạnh mẽ. Bất chấp điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người dân, chính phủ và các doanh nghiệp Israel đã biến những điểm yếu cốt tử trở thành lợi thế quốc gia, mang đến những bài học mà toàn thế giới, trong đó có Việt Nam phải ngã mũ học hỏi, không chỉ trong lĩnh vực quản trị nguồn nước, mà trong cả cách tư duy, ý chí và sức sáng tạo phi thường.
Buổi tọa đàm với sự tham dự của chuyên gia nông nghiệp và phát triển nông thôn Asher Azenkot đến từ Israel, các chuyên gia đến từ Viện khoa học thủy lợi, trung tâm nghiên cứu thủy văn và tài nguyên nước của Việt Nam.
Nối tiếp câu chuyện về “Quốc gia khởi nghiệp” thần kỳ Israel, ngày 26/ 8/2016, Đại sứ quán Israel, Trung tâm hợp tác Trí tuệ Việt Nam VICC và Alpha Books đã tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp Israel cho một thế giới khát nước” và ra mắt cuốn sách “Con đường thoát hạn”. Cuốn sách là lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào Israel đã ngăn chặn được bóng đen tồi tệ của cuộc khủng hoảng tài nguyên nước, và tự sản xuất được một nguồn nước dồi dào như vậy?Và hơn hết, chúng ta có thể học hỏi gì từ họ?
Thông điệp xuyên suốt toàn cuốn sách - “Nước không phải là thứ miễn phí” - cũng là thông điệp nằm sâu trong tư duy của người Israel hiện nay. Người Israel luôn coi nước là một nguồn tài nguyên có giá trị, thiêng liêng và trẻ em được dạy ngay từ nhỏ ở trường tiểu học về giá trị của việc tiết kiệm nước. Tác giả Seth M. Siegel cho rằng một phần trong những suy nghĩ của người Israel không chỉ là sự trân trọng nước mà còn là một cảm giác đúng đắn về giới hạn của các tài nguyên thiên nhiên nói chung - điều giúp họ luôn có ý thức bảo tồn nguồn nước và tiết kiệm nước đến từng giọt.
“Cách thức quản lý nước của một quốc gia nói lên nhiều điều về quốc gia đó.”
– Shimon Tal, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Nước Israel (Trích “Con đường thoát hạn”)
Buổi tọa đàm và ra mắt sách thu hút khá đông người tham dự
Dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và hàng trăm cuộc phỏng vấn, “Con đường thoát hạn” hé lộ những phương thức và kỹ thuật của những nhà phát minh kiệt xuất đã đưa Israel bứt phá lên vị trí đứng đầu thế giới trong công nghệ nước tối tân nhất. Không phải là một tiểu thuyết trinh thám, nhưng cuốn sách sẽ đưa bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi mô tả những kế hoạch tưởng chừng điên rồ nhưng lại được thực hiện táo bạo, tạo nên cuộc cách mạng toàn diện về nước của Israel, như công trình để đời “Đường dẫn Nước Quốc gia” - những đường ống dẫn nước đắt đỏ đến mức được ví như những “đường ống dẫn sâm-panh”, hay công nghệ tưới nhỏ giọt, khử mặn, biến nước thải thành nước sạch. Người Israel đã có thể dùng nước như thứ “vũ khí chiến lược” trong những cuộc đàm phán hòa bình với các nước láng giềng thù địch như Palestine, Jordan, Iran… và thậm chí còn hâm nóng quan hệ với các siêu cường trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu…
Tác giả Seth Mitchell Siegel là một doanh nhân, một luật sư, một nhà hoạt động xã hội và cũng là một nhà văn, với nhiều bài viết về những vấn đề chính sách đăng trên New York Times, The Wall Street Journal, The Los Angeles Times Siegel.
Ông cũng là cố vấn cao cấp cho Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia, thành viên của Hội đồng quan hệ quốc tế và diễn giả nổi tiếng trong hàng loạt các chủ đề bao gồm chính sách về nước, chính trị Trung Đông và an ninh quốc gia.
Với “Con đường thoát hạn”, ôngđã mô tả sinh động toàn bộ câu chuyện thoát hạn đầy phiêu lưu và ngoạn mục này.
theo Sống Mới