Báo Nga “tố” Trung Quốc bành trướng “săn” đất nông nghiệp khắp hành tinh
- Chủ nhật - 08/06/2014 23:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trung Quốc có tham vọng “bành trướng” trên thị trường lương thực toàn cầu, các công ty của nước này đi khắp hành tinh để mua những cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Tờ Tiếng nói nước Nga bình luận, Trung Quốc có tham vọng “bành trướng” trên thị trường lương thực toàn cầu, các công ty của nước này đi khắp hành tinh để mua những cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Chỉ riêng trong năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 12 tỷ USD cho mục đích này. Đến nay, chính phủ Trung Quốc đã dựa vào chiến lược "nhập khẩu vừa phải" các loại cây trồng và mua lại đất nông nghiệp ở các nước khác nhau.
Trung Quốc thuê đất nông nghiệp tại Úc, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và ở nước Nga láng giềng. Bây giờ Bắc Kinh đang thay đổi định hướng.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã mua những kho thóc tại Argentina, các nhà máy đường ở Brazil, các nhà máy xay bột ở các nước Trung Âu và các nhà máy chế biến hạt hướng dương ở Nam Phi và Ukraine.
Chuyên viên Ivan Obolentsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cho rằng: “Trung Quốc có thị trường thực phẩm khổng lồ đang phát triển nhanh chóng. Đất nước với một phần năm dân số trên hành tinh chỉ có 9% diện tích đất canh tác trên thế giới. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc không chỉ phát triển sản xuất lương thực ở các nước có nhu cầu về đầu tư, mà còn mua các tập đoàn nông nghiệp có sẵn”.
Tuy nhiên, con đường của Trung Quốc tới an ninh lương thực sẽ không dễ dàng. “Thế giới nông nghiệp” được phân chia từ lâu.
Cái gọi là "bộ tứ ABCD” - gồm ba công ty Mỹ ADM, Bunge, Cargill và công ty Pháp “Louis Dreyfus Holding” đang kiểm soát gần 70% thị trường ngũ cốc thế giới.
Nhật Bản cũng vượt trước Trung Quốc: trong năm 2007, “Mitsui & Co” đã thành lập "đế chế thực phẩm" riêng với tài sản trên năm châu lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ lấy miếng bánh của mình.
Ông Ivan Obolentsev cho biết: “Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua một hoặc hai công ty trong “bộ tứ” toàn cầu nói trên. Đặc biệt là, Bắc Kinh có đủ khả năng để mua bất kỳ tài sản có tầm quan trọng toàn cầu. Tên gọi của tập đoàn sẽ duy trì, nhưng, chủ sở hữu sẽ thay đổi. Lưu thông hàng hóa cũng sẽ thay đổi tương ứng với nhu cầu Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh quan tâm đến việc gia tăng khối lượng lương thực thực phẩm cung cấp từ nước Nga láng giềng”.
Ví dụ, chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang thuê ở vùng Viễn Đông của Nga gần 600 nghìn ha đất nông nghiệp. Vụ mùa trên diện tích này được gửi sang Trung Quốc.
Nhưng, chuyên viên Ivan Obolontsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cảnh báo về một nhược điểm của hoạt động này. Có những trường hợp khi đất đai màu mỡ được thuê bởi các đối tác Trung Quốc lâm vào trạng thái tồi tệ mà thậm chí không có cả cỏ dại.
Nguyên nhân là khối lượng lớn các hóa chất được sử dụng bởi những người trồng rau từ Trung Quốc. Bao gồm cả những hoá chất độc hại bị cấm sử dụng ở Nga.
Song, khó có thể nói về thái độ chu đáo đối với các vùng đất của Nga trong khi những người này không chăm sóc đến các vùng đất ở quê hương.
Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng, hơn 3 triệu ha đất canh tác ở Trung Quốc không thích hợp cho cây trồng vì bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu.
Thuý Hà
Theo bizlive.vn
Chỉ riêng trong năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 12 tỷ USD cho mục đích này. Đến nay, chính phủ Trung Quốc đã dựa vào chiến lược "nhập khẩu vừa phải" các loại cây trồng và mua lại đất nông nghiệp ở các nước khác nhau.
Trung Quốc thuê đất nông nghiệp tại Úc, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và ở nước Nga láng giềng. Bây giờ Bắc Kinh đang thay đổi định hướng.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã mua những kho thóc tại Argentina, các nhà máy đường ở Brazil, các nhà máy xay bột ở các nước Trung Âu và các nhà máy chế biến hạt hướng dương ở Nam Phi và Ukraine.
Chuyên viên Ivan Obolentsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cho rằng: “Trung Quốc có thị trường thực phẩm khổng lồ đang phát triển nhanh chóng. Đất nước với một phần năm dân số trên hành tinh chỉ có 9% diện tích đất canh tác trên thế giới. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc không chỉ phát triển sản xuất lương thực ở các nước có nhu cầu về đầu tư, mà còn mua các tập đoàn nông nghiệp có sẵn”.
Tuy nhiên, con đường của Trung Quốc tới an ninh lương thực sẽ không dễ dàng. “Thế giới nông nghiệp” được phân chia từ lâu.
Cái gọi là "bộ tứ ABCD” - gồm ba công ty Mỹ ADM, Bunge, Cargill và công ty Pháp “Louis Dreyfus Holding” đang kiểm soát gần 70% thị trường ngũ cốc thế giới.
Nhật Bản cũng vượt trước Trung Quốc: trong năm 2007, “Mitsui & Co” đã thành lập "đế chế thực phẩm" riêng với tài sản trên năm châu lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ lấy miếng bánh của mình.
Ông Ivan Obolentsev cho biết: “Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua một hoặc hai công ty trong “bộ tứ” toàn cầu nói trên. Đặc biệt là, Bắc Kinh có đủ khả năng để mua bất kỳ tài sản có tầm quan trọng toàn cầu. Tên gọi của tập đoàn sẽ duy trì, nhưng, chủ sở hữu sẽ thay đổi. Lưu thông hàng hóa cũng sẽ thay đổi tương ứng với nhu cầu Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh quan tâm đến việc gia tăng khối lượng lương thực thực phẩm cung cấp từ nước Nga láng giềng”.
Ví dụ, chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang thuê ở vùng Viễn Đông của Nga gần 600 nghìn ha đất nông nghiệp. Vụ mùa trên diện tích này được gửi sang Trung Quốc.
Nhưng, chuyên viên Ivan Obolontsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cảnh báo về một nhược điểm của hoạt động này. Có những trường hợp khi đất đai màu mỡ được thuê bởi các đối tác Trung Quốc lâm vào trạng thái tồi tệ mà thậm chí không có cả cỏ dại.
Nguyên nhân là khối lượng lớn các hóa chất được sử dụng bởi những người trồng rau từ Trung Quốc. Bao gồm cả những hoá chất độc hại bị cấm sử dụng ở Nga.
Song, khó có thể nói về thái độ chu đáo đối với các vùng đất của Nga trong khi những người này không chăm sóc đến các vùng đất ở quê hương.
Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng, hơn 3 triệu ha đất canh tác ở Trung Quốc không thích hợp cho cây trồng vì bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu.
Thuý Hà
Theo bizlive.vn