Bỏ chức trưởng phòng về quê, thành tỷ phú cá giòn ở tuổi 26
- Thứ bảy - 31/10/2015 09:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bỏ phố về quê nuôi cá
Trò chuyện với chúng tôi, Phước cho biết, sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng khoa Điện tử (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), anh làm nghề lắp đặt hệ thống âm thanh cho các quán karaoke, phòng trà, khách sạn cho các công ty điện tử. Sau một thời gian bươn chải, anh được cân nhắc lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh, với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Mặc dù thu nhập cao, nhưng Phước vẫn quyết định xin nghỉ. “Đó là mức lương hấp dẫn mà nhiều bạn trẻ cùng trang lứa mơ ước, song tôi nghĩ, dù lương cao nhưng mình vẫn là người phụ thuộc, là kẻ làm thuê. Chi bằng mình tự làm cho mình, vừa không phù thuộc vào ai, vừa là dịp để thử sức. Làm giàu ở đâu cũng có ý nghĩa như nhau, nhưng không có gì tốt hơn là làm giàu trên chính quê hương mình” - Phước tâm sự.
Trò chuyện với chúng tôi, Phước cho biết, sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng khoa Điện tử (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), anh làm nghề lắp đặt hệ thống âm thanh cho các quán karaoke, phòng trà, khách sạn cho các công ty điện tử. Sau một thời gian bươn chải, anh được cân nhắc lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh, với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Mặc dù thu nhập cao, nhưng Phước vẫn quyết định xin nghỉ. “Đó là mức lương hấp dẫn mà nhiều bạn trẻ cùng trang lứa mơ ước, song tôi nghĩ, dù lương cao nhưng mình vẫn là người phụ thuộc, là kẻ làm thuê. Chi bằng mình tự làm cho mình, vừa không phù thuộc vào ai, vừa là dịp để thử sức. Làm giàu ở đâu cũng có ý nghĩa như nhau, nhưng không có gì tốt hơn là làm giàu trên chính quê hương mình” - Phước tâm sự.
Tỷ phú trẻ Nguyễn Thế Phước vui vẻ bên hệ thống lồng bè, thành quả mà mình đã dày công có được. |
Vậy là năm 2012, Phước khăn gói về quê, mặc cho bạn bè “sốc”, rồi gia đình họ hàng ra sức khuyên ngăn. Chia sẻ về quyết định táo bạo đó, Phước cho biết, những năm 2010 – 2012, ở Nam Sách phong trào nuôi cá lồng bè trên sông rất phát triển.
Nếu trước đây, các hộ chủ yếu nuôi bằng lồng tre nhỏ, thì nay đã được cải tiến bằng lồng khung kẽm, phủ lưới xung quanh, có thể làm được lồng to nên năng suất nuôi cá rất cao. Hơn nữa, nuôi cá trên sông thuận lợi hơn nhiều so với nuôi cá ao bởi nguồn nước thông suốt, ít bị ô nhiễm, cá lớn nhanh, chất lượng thịt ngon nên giá bán cũng cao hơn. “Nhận thấy đây chính là cơ hội tốt nên tôi đã bỏ công việc ở thành phố về quê làm ăn” – Phước kể.
Lúc đầu, Phước được bố giao cho tiếp quản 2 lồng bè cá diêu hồng, nuôi ké hàng xóm. Được giao cho nuôi Phước vui lắm nên chăm sóc đàn cá rất cẩn thận. Sau 8 tháng chăm sóc, đàn cá cũng được xuất bán, Phước thu lãi gần 200 triệu đồng. Cầm trên tay số tiền lớn lần đầu kiếm được, Phước bắt đầu nảy ra những ý tưởng làm ăn lớn.
Cuối năm 2012, ngoài số tiền lãi, Phước vay thêm người thân, ngân hàng để đầu tư 20 lồng bè, trung bình mỗi lồng 30 triệu đồng/36m2, anh thả tổng cộng 10 tấn cá diêu hồng giống. Niềm vui chưa đến thì bỗng đàn cá thi nhau chết nổi lềnh bềnh, trắng cả một đoạn sông. Ăn không được, bán không ai mua, Phước đành thuê người vớt đem chôn, thiệt hại gần nửa tỷ đồng.
Hàng ngày vật lộn với những con cá trên sông, chàng trai thư sinh, trắng trẻo ngày nào giờ đã trờ thành người đàn ông da bánh mật, già dặn trông thấy. Trước cú thua lỗ lớn ở cái tuổi 23, Phước đã có lúc chán nản đến nỗi ngày nào cũng đi qua đi lại quanh các lồng cá, rồi bần thần ngồi bệt trên bờ sông nghĩ ngợi...
Nhìn thấy Phước như vậy, người nhà ai cũng lo lắng, song anh đã kịp thời lấy lại thăng bằng. Phước tâm sự: “Tôi nghĩ không có sự thành công nào là không phải trả giá. Cái giá rẻ nhất phải trả là khi mình vẫn còn trẻ, còn nhiều cơ hội để làm lại. Nhưng “soi” kỹ, tôi thấy mình thất bại là bởi còn non yếu về kiến thức…”.
Nhận ra điểm yếu đó, ngay hôm sau Phước trang bị một máy vi tính nối mạng internet ra chòi cá, hễ rảnh rỗi là anh vào mạng tìm tài liệu về nuôi cá để nghiên cứu, trau dồi kiến thức. Ngoài ra anh còn lên Hà Nội mua cả chồng sách kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá về đọc thâu đêm. Đến giờ, chỉ cần nhìn thấy cá bơi ít, bơi nhiều, nổi đầu, hay kém ăn… là anh biết ngay chúng đang bị bệnh gì, từ đó áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.
“Vua” cá giòn đất Bắc
Sau vài năm gắn bó với việc nuôi cá lồng cũng như tìm hiểu thị trường, Phước nhận thấy cá diêu hồng mặc dù dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, song nếu chỉ nuôi một thứ thì rủi ro rất lớn. Trong khi đó, đa phần người tiêu dùng lại thích ăn cá lăng, trắm, chép..., vậy là anh tìm cách đưa các loài này vào nuôi. Cứ lứa này gối lứa khác, Phước có cá bán quanh năm. Như năm 2013, sau khi trừ chi phí Phước thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Nếu trước đây, các hộ chủ yếu nuôi bằng lồng tre nhỏ, thì nay đã được cải tiến bằng lồng khung kẽm, phủ lưới xung quanh, có thể làm được lồng to nên năng suất nuôi cá rất cao. Hơn nữa, nuôi cá trên sông thuận lợi hơn nhiều so với nuôi cá ao bởi nguồn nước thông suốt, ít bị ô nhiễm, cá lớn nhanh, chất lượng thịt ngon nên giá bán cũng cao hơn. “Nhận thấy đây chính là cơ hội tốt nên tôi đã bỏ công việc ở thành phố về quê làm ăn” – Phước kể.
Lúc đầu, Phước được bố giao cho tiếp quản 2 lồng bè cá diêu hồng, nuôi ké hàng xóm. Được giao cho nuôi Phước vui lắm nên chăm sóc đàn cá rất cẩn thận. Sau 8 tháng chăm sóc, đàn cá cũng được xuất bán, Phước thu lãi gần 200 triệu đồng. Cầm trên tay số tiền lớn lần đầu kiếm được, Phước bắt đầu nảy ra những ý tưởng làm ăn lớn.
Cuối năm 2012, ngoài số tiền lãi, Phước vay thêm người thân, ngân hàng để đầu tư 20 lồng bè, trung bình mỗi lồng 30 triệu đồng/36m2, anh thả tổng cộng 10 tấn cá diêu hồng giống. Niềm vui chưa đến thì bỗng đàn cá thi nhau chết nổi lềnh bềnh, trắng cả một đoạn sông. Ăn không được, bán không ai mua, Phước đành thuê người vớt đem chôn, thiệt hại gần nửa tỷ đồng.
Hàng ngày vật lộn với những con cá trên sông, chàng trai thư sinh, trắng trẻo ngày nào giờ đã trờ thành người đàn ông da bánh mật, già dặn trông thấy. Trước cú thua lỗ lớn ở cái tuổi 23, Phước đã có lúc chán nản đến nỗi ngày nào cũng đi qua đi lại quanh các lồng cá, rồi bần thần ngồi bệt trên bờ sông nghĩ ngợi...
Nhìn thấy Phước như vậy, người nhà ai cũng lo lắng, song anh đã kịp thời lấy lại thăng bằng. Phước tâm sự: “Tôi nghĩ không có sự thành công nào là không phải trả giá. Cái giá rẻ nhất phải trả là khi mình vẫn còn trẻ, còn nhiều cơ hội để làm lại. Nhưng “soi” kỹ, tôi thấy mình thất bại là bởi còn non yếu về kiến thức…”.
Nhận ra điểm yếu đó, ngay hôm sau Phước trang bị một máy vi tính nối mạng internet ra chòi cá, hễ rảnh rỗi là anh vào mạng tìm tài liệu về nuôi cá để nghiên cứu, trau dồi kiến thức. Ngoài ra anh còn lên Hà Nội mua cả chồng sách kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá về đọc thâu đêm. Đến giờ, chỉ cần nhìn thấy cá bơi ít, bơi nhiều, nổi đầu, hay kém ăn… là anh biết ngay chúng đang bị bệnh gì, từ đó áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.
“Vua” cá giòn đất Bắc
Sau vài năm gắn bó với việc nuôi cá lồng cũng như tìm hiểu thị trường, Phước nhận thấy cá diêu hồng mặc dù dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, song nếu chỉ nuôi một thứ thì rủi ro rất lớn. Trong khi đó, đa phần người tiêu dùng lại thích ăn cá lăng, trắm, chép..., vậy là anh tìm cách đưa các loài này vào nuôi. Cứ lứa này gối lứa khác, Phước có cá bán quanh năm. Như năm 2013, sau khi trừ chi phí Phước thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Nguyễn Thế Phước đang bắt cá chép giòn. |
Cũng nhờ chăm chỉ đọc sách báo mà Phước được biết năm 2007, một nông dân ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã tình cờ phát hiện ra công dụng đặc biệt của hạt đậu tằm. Khi cho cá trắm, chép ăn đậu tằm một thời gian, thịt sẽ săn chắc lại và giòn, rất thơm ngon.
Nhận thấy đây là một ý tưởng tuyệt vời, Phước đã dành thời gian tìm hiểu về hạt đậu tằm, liệu loại đậu này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người ăn cá hay không... “Theo các tài liệu khoa học, đậu tằm có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Đông, có hàm lượng protein tới 31%, với đủ 8 loại axit amin thiết yếu, hàm lượng tinh bột 49%..., do đó, khi cá ăn vào, quá trình trao đổi chất sẽ giúp thịt cá chắc, dai và giòn. Song chỉ có cá trắm và chép ăn đậu này mới cho thịt giòn. Và một điều đáng mừng là hạt đậu tằm đang được dùng rất phổ biến ở châu Âu. Tại Việt Nam, hạt đậu tằm cũng được nhiều người dùng như một loại ngũ cốc” – Phước cho biết.
Bắt tay vào nuôi cá giòn, Phước chọn những con cá trắm, chép đạt trọng lượng cần thiết (1,2 – 1,5kg/con) nuôi riêng và chỉ cho ăn hạt đậu tằm. “Sau khoảng 8 – 9 tháng nuôi bằng phương pháp đặc biệt này, thịt con cá sẽ dai và giòn ra. Tuy nhiên, mức độ dai, giòn như thế nào thì đó là bí quyết của mỗi người!” – anh Phước vui vẻ nói.
Nhận thấy đây là một ý tưởng tuyệt vời, Phước đã dành thời gian tìm hiểu về hạt đậu tằm, liệu loại đậu này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người ăn cá hay không... “Theo các tài liệu khoa học, đậu tằm có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Đông, có hàm lượng protein tới 31%, với đủ 8 loại axit amin thiết yếu, hàm lượng tinh bột 49%..., do đó, khi cá ăn vào, quá trình trao đổi chất sẽ giúp thịt cá chắc, dai và giòn. Song chỉ có cá trắm và chép ăn đậu này mới cho thịt giòn. Và một điều đáng mừng là hạt đậu tằm đang được dùng rất phổ biến ở châu Âu. Tại Việt Nam, hạt đậu tằm cũng được nhiều người dùng như một loại ngũ cốc” – Phước cho biết.
Bắt tay vào nuôi cá giòn, Phước chọn những con cá trắm, chép đạt trọng lượng cần thiết (1,2 – 1,5kg/con) nuôi riêng và chỉ cho ăn hạt đậu tằm. “Sau khoảng 8 – 9 tháng nuôi bằng phương pháp đặc biệt này, thịt con cá sẽ dai và giòn ra. Tuy nhiên, mức độ dai, giòn như thế nào thì đó là bí quyết của mỗi người!” – anh Phước vui vẻ nói.
Ngoài cá trắm, chép giòn, mỗi năm Nguyễn Thế Phước còn xuất hàng chục tấn cá diêu hồng, thu về hàng tỷ đồng. |
Trước đây, Phước phải nhập hạt đậu tằm từ Trung Quốc, song để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, Phước đã thuê đất ở Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng) để trồng đậu tằm. Phước cho hay: “Trước khi cho cá ăn, hạt đậu tằm sẽ được ngâm ủ trong khoảng 24 giờ. Kỹ thuật ngâm ủ là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp thịt cá dai và giòn hơn. Hiện tôi đã chủ động được hoàn toàn thức ăn và 100% cá giòn được nuôi ở Việt Nam, vì vậy người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng”.
Cũng theo lời Phước, trong 100 lồng cá đang nuôi hiện nay, cá giòn chỉ chiếm 40%, song giá trị lại chiếm tới 60 – 70%. Hiện anh đang bán cá chép giòn tại bè với giá 170.000 đồng/kg (lúc cao điểm 240.000 đồng/kg), trắm giòn 150.000 đồng/kg (cao điểm 200.000 đồng/kg), trong khi cá chép thường chỉ 70.000 đồng/kg, trắm thường 60.000 đồng/kg.
Phước cho biết thêm, hiện nhu cầu tiêu thụ cá trắm, chép giòn rất cao nhưng không vì thế mà anh bán ồ ạt, chỉ bán những con đủ cân nặng (3 – 5kg/con) và đủ độ giòn. Hiện mỗi năm Phước xuất bán khoảng 30 tấn cá trắm, chép giòn và hàng chục tấn cá diêu hồng, lăng, sau khi trừ chi phí, Phước lãi từ 6 – 7 tỷ đồng/năm.
Cũng theo lời Phước, trong 100 lồng cá đang nuôi hiện nay, cá giòn chỉ chiếm 40%, song giá trị lại chiếm tới 60 – 70%. Hiện anh đang bán cá chép giòn tại bè với giá 170.000 đồng/kg (lúc cao điểm 240.000 đồng/kg), trắm giòn 150.000 đồng/kg (cao điểm 200.000 đồng/kg), trong khi cá chép thường chỉ 70.000 đồng/kg, trắm thường 60.000 đồng/kg.
Phước cho biết thêm, hiện nhu cầu tiêu thụ cá trắm, chép giòn rất cao nhưng không vì thế mà anh bán ồ ạt, chỉ bán những con đủ cân nặng (3 – 5kg/con) và đủ độ giòn. Hiện mỗi năm Phước xuất bán khoảng 30 tấn cá trắm, chép giòn và hàng chục tấn cá diêu hồng, lăng, sau khi trừ chi phí, Phước lãi từ 6 – 7 tỷ đồng/năm.
Theo VTC