Cách nhận biệt cam sành VietGAP Hà Giang

Cách nhận biệt cam sành VietGAP Hà Giang
Ngoài màu sắc vàng sẫm, cuống nhỏ, cam sành Bắc Quang (Hà Giang) còn có mùi thơm rất đặc trưng, quả rắn... Hội thi cam ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) đã thu hút 60 hộ đại diện đến từ nhiều xã đang thực hiện trồng cam theo mô hình VietGAP.
Ngày 17 và 18.1, UBND huyện Bắc Quang đã phối hợp với Sở NNPTNT Hà Giang tổ chức “Hội thảo khoa học giải pháp phát triển bền vững cây cam sành giai đoạn 2015 – 2020, Hội thi cam và gặp mặt khách hàng tiêu thụ sản phẩm niên vụ 2014”. 

Hội thi cam đã thu hút sự tham gia của 60 hộ đang thực hiện trồng cam theo mô hình VietGAP ở các xã như: xã Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Đông Thành, Vĩnh Phúc… Cuộc thi nhằm tôn vinh những người trồng cam, trong đó đặc biệt chú ý đến tiêu chí “sạch” (sạch thuốc BVTV, phân bón hữu cơ sạch, sạch bệnh…), an toàn với người tiêu dùng và chất lượng ngon.

Dưới dây là những hình ảnh PV Dân Việt ghi lại tại hội thi và một số cách nhận biệt cam sạch, cam VietGAP Bắc Quang (Hà Giang).

 

 

 


Hầu hết cam sành có thân cây rất to cao, có cây cao tới 6 – 7m, để hái được cam người hái phải bắc thang leo trèo thế này.

 

 

 

 
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc theo hướng VietGAP, cây được tỉa cành, tán rộng thấp có thể đứng dưới đất hái được.
 
 
Cam sành Hà Giang đã đạt danh hiệu vàng “Món ngon – Tinh hoa ẩm thực Việt 2014”, đạt “TOP 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy”. Cam sành Hà Giang có hình dáng vừa vặn, màu vàng sẫm, ăn ngọt thanh, hơi chua dôn dốt.

 

 

 

 
Ông Phạm Quang Lân – Chỉ tịch Hiệp hội cam sành Bắc Quang cho biết, ngoài màu sắc vàng sẫm, cuống nhỏ, cam sành Bắc Quang, Hà Giang còn có mùi thơm rất đặc trưng, quả rắn...

 

 

 

 
 
 Quang cảnh cuộc thi cam Bắc Quang, Hà Giang
 
 
Hầu hết các thành viên Ban giám khảo cuộc thi đều đánh giá cao chất lượng cam của cuộc thi lần này. Quả đều, màu sắc đẹp, độ đường cao hơn.

 

 

 

 
 Các thành viên tham gia hội thi mời khách dùng thử cam. Hiện cam sành Bắc Quang có giá bán tại vườn 10.000 – 12.000 đồng/kg.

 

 

 

 

 

 
Tại hội thi cam, sau 3 phần chấm điểm tại vườn, đo độ đường và trưng bày tại hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất cho ông Ngô Quang Tuấn, thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo, 3 giải nhì, 5 giải ba và 51 giải khuyến khích.

 

 

 

 
Ngoài ra nhân dịp này các cơ quan chức năng cũng đã công bố chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho Tổ sản xuất cam sành an toàn xã Tiên Kiểu, với 22 hộ và Tổ sản xuất cam sành an toàn xã Vĩnh Hảo, với 16 hộ. Hiện toàn huyện Bắc Quang có khoảng 31ha cam được trồng theo mô hình VietGAP.

 

 

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, ban ngành chuyên môn đã đánh giá cao những kết quả mà người dân trồng cam, quýt ở Bắc Quang đã đạt được trong thời gian qua; đặc biệt đánh giá cao những mô hình được áp dụng theo quy trình VietGAP giúp cho năng suất, chất lượng và giá trị của quả cam được nâng lên rõ rệt (từ 8 tấn/ha, lên 15 – 20 tấn/ha, giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, lên 15.000 đồng/kg).
Nguồn: danviet.vn