Cần cách làm bài bản, chuyên nghiệp
- Thứ sáu - 13/10/2017 10:38
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
“Lạy trời mưa xuống/Lấy nước tôi uống/Lấy ruộng tôi cày...” - Câu ca xưa hiển hiện tâm trạng, mong muốn của người làm nông nghiệp thuở trước, nhưng cũng không xa lạ với người làm nông nghiệp thời nay, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
Nói rộng ra, nông nghiệp vẫn là ngành chịu nhiều rủi ro, bấp bênh trước hết do thời tiết, dù rằng liên tục trong những năm qua nhiều kết quả nghiên cứu - phát triển, nhiều kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao... được áp dụng. Vậy là, cùng với những đặc thù như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đất đai manh mún, tư duy, lề thói làm ăn chộp giật… khiến nông nghiệp - đến thời điểm này - chưa bao giờ là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bấy nhiêu nguyên nhân đủ lý giải vì sao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội dành cho nông nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn khu vực ngoài nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tỷ lệ dự án thành công cũng thấp (chẳng hạn với số dự án FDI). Thực tế này cũng lý giải cho vấn đề nhiều năm nay chưa có hướng gỡ hiệu quả: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận.
Thế là diễn ra cái vòng luẩn quẩn: Sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, khó tiếp cận vốn để mở rộng đầu tư, người làm nông nghiệp (hộ sản xuất nhỏ lẻ, chủ trang trại, doanh nghiệp) phải duy trì cách làm cũ. Các tổ chức tín dụng, kể cả thực hiện cho vay ưu đãi, phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, cũng vướng cái vòng luẩn quẩn riêng: Rất “muốn” cho người nông dân vay vốn, nhưng lại phải tính đến những “nguyên tắc, điều kiện”.
Gỡ vướng cho “cả hai” là chuyện “khổ lắm, nói mãi” nhưng cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, nền nông nghiệp sạch, bền vững. Những bất cập trong Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9-6-2015, của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và những tồn tại trong thực hiện Quyết định số 813/QĐ-NHNN, ngày 24-4-2017, của Ngân hàng Nhà nước, về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (để triển khai Nghị quyết 30/NQ-CP, ngày 7-3-2017, của Chính phủ) tất yếu cần được xem xét một cách thấu đáo để có tác động lớn, thực chất hơn nữa. Rồi cũng ở tầm vĩ mô, mở rộng hạn điền, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất đang cần được thúc đẩy nhanh, tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư cũng như vay vốn…
Ở chiều ngược lại, chính “người nông nghiệp” có nhiều điều phải làm: Trong khi việc bảo đảm đất đai trở thành tài sản thế chấp vay vốn là việc của cơ quan chức năng (cấp sổ đỏ) thì nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp cần có tài sản hình thành từ vốn vay đủ thuyết phục tổ chức tín dụng.
Về lâu dài, có thể khẳng định rằng, để thu hút nguồn vốn cũng như dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn ưu đãi, nông nghiệp cần trở nên hấp dẫn hơn. Yêu cầu đó cũng đòi hỏi đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành, trong đó tập trung cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), tăng cường ứng dụng công nghệ cao, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…
Với “bà đỡ” Nhà nước, trước nay đã có cái “bắt tay” giữa nhà băng (ngân hàng) với nhà nông (cùng nhà khoa học). Nhưng để có cái bắt tay thực chất, chứ không phải sau đó vẫn còn nhiều “tiếng thở dài”, thì bấy nhiêu việc trên phải giải quyết, dù không dễ trong một sớm, một chiều. Trước mắt, ở đây đòi hỏi sự vận động tự thân của người làm nông nghiệp với sự đỡ đầu của các tổ chức hội (hội nông dân, chăn nuôi, thủy sản…). Nói cách khác, họ cần có những dự án nông nghiệp rõ tính hiệu quả mà có lẽ nên bắt đầu từ những mô hình nhỏ song làm bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả thuyết phục.
Bấy nhiêu nguyên nhân đủ lý giải vì sao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội dành cho nông nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn khu vực ngoài nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, tỷ lệ dự án thành công cũng thấp (chẳng hạn với số dự án FDI). Thực tế này cũng lý giải cho vấn đề nhiều năm nay chưa có hướng gỡ hiệu quả: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận.
Thế là diễn ra cái vòng luẩn quẩn: Sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, khó tiếp cận vốn để mở rộng đầu tư, người làm nông nghiệp (hộ sản xuất nhỏ lẻ, chủ trang trại, doanh nghiệp) phải duy trì cách làm cũ. Các tổ chức tín dụng, kể cả thực hiện cho vay ưu đãi, phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, cũng vướng cái vòng luẩn quẩn riêng: Rất “muốn” cho người nông dân vay vốn, nhưng lại phải tính đến những “nguyên tắc, điều kiện”.
Gỡ vướng cho “cả hai” là chuyện “khổ lắm, nói mãi” nhưng cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, nền nông nghiệp sạch, bền vững. Những bất cập trong Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9-6-2015, của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và những tồn tại trong thực hiện Quyết định số 813/QĐ-NHNN, ngày 24-4-2017, của Ngân hàng Nhà nước, về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (để triển khai Nghị quyết 30/NQ-CP, ngày 7-3-2017, của Chính phủ) tất yếu cần được xem xét một cách thấu đáo để có tác động lớn, thực chất hơn nữa. Rồi cũng ở tầm vĩ mô, mở rộng hạn điền, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất đang cần được thúc đẩy nhanh, tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư cũng như vay vốn…
Ở chiều ngược lại, chính “người nông nghiệp” có nhiều điều phải làm: Trong khi việc bảo đảm đất đai trở thành tài sản thế chấp vay vốn là việc của cơ quan chức năng (cấp sổ đỏ) thì nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp cần có tài sản hình thành từ vốn vay đủ thuyết phục tổ chức tín dụng.
Về lâu dài, có thể khẳng định rằng, để thu hút nguồn vốn cũng như dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn ưu đãi, nông nghiệp cần trở nên hấp dẫn hơn. Yêu cầu đó cũng đòi hỏi đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành, trong đó tập trung cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), tăng cường ứng dụng công nghệ cao, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…
Với “bà đỡ” Nhà nước, trước nay đã có cái “bắt tay” giữa nhà băng (ngân hàng) với nhà nông (cùng nhà khoa học). Nhưng để có cái bắt tay thực chất, chứ không phải sau đó vẫn còn nhiều “tiếng thở dài”, thì bấy nhiêu việc trên phải giải quyết, dù không dễ trong một sớm, một chiều. Trước mắt, ở đây đòi hỏi sự vận động tự thân của người làm nông nghiệp với sự đỡ đầu của các tổ chức hội (hội nông dân, chăn nuôi, thủy sản…). Nói cách khác, họ cần có những dự án nông nghiệp rõ tính hiệu quả mà có lẽ nên bắt đầu từ những mô hình nhỏ song làm bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả thuyết phục.