“Cần nhân rộng mô hình trồng sâm cho bà con Dân tộc thiểu số”
- Thứ hai - 20/08/2018 21:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Phó Thủ tướng Chính Phủ Trương Hòa Bình, triển khai phương pháp tiếp cận phát triển chuỗi giá trị trong phát tiển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi là vô cùng cần thiết. Phó Thủ tướng đánh giá Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế đưa ra cho chúng ta thấy cơ hội phát triển các chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ ở khu vực miền núi mà chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh của Quảng Nam là điển hình.
“Nếu có phương pháp tiếp cận đúng, có chiến lược phát triển đồng bộ cùng với quyết tâm cao của chính quyền các địa phương và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, những thách thức trong phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ có lời giải với hiệu quả cao”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo phát triển kinh tế Dân tộc thiểu số |
Cây Sâm Ngọc Linh là một trong những lâm sản ngoài gỗ điển hình với giá trị kinh tế cao được chú ý nhiều nhất nằm trong nhóm 4 loại sâm quý hiếm nhất thế giới. Ngày 12/9/2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam” đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên đến trên 9000 tỷ đồng và được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia.
Tuy nhiên Sâm Ngọc Linh mới chỉ được phát triển ở khu vực Quảng Nam (7 xã thuộc huyện Nam Trà Mi) và Kom Tum (Đăk Glei, Tu Mơ Rông). Theo nhiều kiến nghị, Bộ Khoa học Công nghệ nên ứng dụng phát triển ra các vùng có khi hậu tương tự để phát triển Việt Nam thành một nước công nghiệp sâm như Mỹ, Hàn, Triều Tiên…
Sản phẩm dược liệu được chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh |
Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên để trồng và phát triển loại thực vật này đòi hỏi rất nhiều yếu tố gồm: địa hình, khí hậu, quỹ đất phù hợp trong đó các vấn đề pháp lý về đất đai, mục đích sử dụng, quản lý bảo về rừng phải đi đôi với phát triển cây trồng; việc trồng Sâm Ngọc Linh cũng đòi hỏi yêu cầu cao về lao động, vốn và trình độ khoa học kỹ thuật…
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: Chính phủ Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đồng bộ cả ba nhóm: nhóm chính sách đặc thù theo dân tộc và nhóm dân tộc; nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng; nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực (như phát triển sản xuất, khoán chăm sóc và bảo vệ rừng; giảm nghèo; giao thông nông thôn, cầu dân sinh, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường; giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền; y tế, dân số; công tác cán bộ cơ sở; phát huy vai trò người có uy tín; phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý).
“Để có tất cả những yếu tố đó đòi hỏi phải có một chiến lược dài hạn, lâu bền, chính sách hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và Chính Phủ trong đó việc đào tạo dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số là hướng đi quan trọng. Tương lai không xa bằng những bước đi phù hợp, bà con DTTS sẽ tiếp cận mô hình trồng và kinh doanh Sâm Ngọc Linh mang lại hiệu quả kinh tế, đời sống ấm no cho bà con”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.