Cần phát triển bền vững mô hình luân canh “tôm – lúa”
- Chủ nhật - 04/09/2016 10:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), mô hình luân canh tôm-lúa hiện đang phát triển nhanh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL do mang lại lợi nhuận cao hơn so với độc canh cây lúa hay tôm từ 15-30% vì chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, ít dùng thuốc kháng sinh, tôm tăng trọng nhanh, sản phẩm tôm và gạo sạch. Hàng năm, mô hình tôm-lúa có thể đạt năng suất tôm từ 200-350 kg/ha, lúa từ 2-5 tấn/ha, hình thức quảng canh cải tiến có thể đạt năng suất tôm từ 500-1.300 kg/ha, còn năng suất lúa từ 5-7 tấn/ha.
Tuy nhiên, canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Cụ thể là sự tác động của biến đổi khí hậu như xu thế nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu hơn, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít hơn. Sản xuất tôm-lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất còn bấp bênh, thiếu ổn định. Kỹ thuật về canh tác tôm-lúa của nông dân còn hạn chế, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm. Năng suất mô hình sản xuất tôm-lúa trong vùng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nguồn giống (giống tôm, lúa chịu mặn) chưa chủ động, chưa đảm bảo chất lượng. Hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, kênh cấp, kênh thoát chưa đáp ứng nhu cầu, gây khó khăn trong công tác sản xuất và kiểm soát dịch bệnh. Thiếu sự liên kết, hợp tác của người dân trong từng khu vực và giữa các bên liên quan…
Để phát triển bền vững mô hình tôm-lúa vùng ĐBSCL, tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL” tổ chức tại Bạc Liêu vừa qua, TS Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Cần phải quy hoạch phát triển vùng có khả năng phát triển sản xuât tôm-lúa. Xây dựng các dự án đầu tư, nâng cấp, xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ mục đích phát triển sản xuất tôm-lúa.
Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng canh tác tôm-lúa như chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cần có chính sách hỗ trợ tôm giống như lúa, giúp việc chuyển đổi được hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm, an toàn trong thu mua và chế biến sản phẩm. Định hướng sản xuất lúa, tôm theo hướng nông sản sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Xây dựng thương hiệu tôm chất lượng cao, thương hiệu gạo trong vùng sản xuất tôm - lúa.
Xây dựng quy trình canh tác tôm-lúa, tiến tới xác lập các quy chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Nghiên cứu, cải thiện các tác động của thủy triều và xâm nhập mặn, sự thoái hóa đất, nhiễm mặn khó cải tạo. Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng các giống lúa chất lượng, giống lúa ngắn ngày phù hợp với vùng ĐBSCL chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng. Bố trí thời vụ canh tác hợp lý cho từng vùng và tiểu vùng trên cơ sở dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn. Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chỉ nên sản xuất 1 vụ tôm-1 vụ lúa/năm.
Tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng vùng. Liên kết thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ của từng vùng. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết (tổ hợp tác, HTX) giúp giảm chi phí mua bán qua trung gian, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp chế biến, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn vốn xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của việc canh tác tôm-lúa. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình. Xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm-lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh có diện tích canh tác tôm - lúa có chính sách hỗ trợ đồng bộ cho mô hình canh tác tôm lúa như: thủy lợi, giao thông, chuyển giao kỹ thuật, HTX kiểu mới cho vùng sản xuất tôm- lúa, đồng thời xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu “tôm sạch, gạo hữu cơ”.
Theo Tiengiang.gov
Để phát triển bền vững mô hình tôm-lúa vùng ĐBSCL, tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL” tổ chức tại Bạc Liêu vừa qua, TS Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: Cần phải quy hoạch phát triển vùng có khả năng phát triển sản xuât tôm-lúa. Xây dựng các dự án đầu tư, nâng cấp, xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ mục đích phát triển sản xuất tôm-lúa.
Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng canh tác tôm-lúa như chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cần có chính sách hỗ trợ tôm giống như lúa, giúp việc chuyển đổi được hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm, an toàn trong thu mua và chế biến sản phẩm. Định hướng sản xuất lúa, tôm theo hướng nông sản sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Xây dựng thương hiệu tôm chất lượng cao, thương hiệu gạo trong vùng sản xuất tôm - lúa.
Xây dựng quy trình canh tác tôm-lúa, tiến tới xác lập các quy chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Nghiên cứu, cải thiện các tác động của thủy triều và xâm nhập mặn, sự thoái hóa đất, nhiễm mặn khó cải tạo. Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng các giống lúa chất lượng, giống lúa ngắn ngày phù hợp với vùng ĐBSCL chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng. Bố trí thời vụ canh tác hợp lý cho từng vùng và tiểu vùng trên cơ sở dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn. Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chỉ nên sản xuất 1 vụ tôm-1 vụ lúa/năm.
Tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng vùng. Liên kết thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ của từng vùng. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết (tổ hợp tác, HTX) giúp giảm chi phí mua bán qua trung gian, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp chế biến, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn vốn xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của việc canh tác tôm-lúa. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình. Xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm-lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh có diện tích canh tác tôm - lúa có chính sách hỗ trợ đồng bộ cho mô hình canh tác tôm lúa như: thủy lợi, giao thông, chuyển giao kỹ thuật, HTX kiểu mới cho vùng sản xuất tôm- lúa, đồng thời xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu “tôm sạch, gạo hữu cơ”.
Theo Tiengiang.gov