Câu chuyện của "tú ông" hoàn lương và thành tỷ phú nhờ... cá
- Thứ ba - 20/05/2014 23:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hơn 10 năm trước, Phan Hồng Phúc (ấp Hoà Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, An Giang) phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức”, bị phạt tù giam. Sau thời gian cải tạo tốt, trở về gia đình, anh dốc sức làm ăn và đã hốt bạc nhờ nuôi cá chình.
“Năm 2000, tôi bị kết án 10 năm tù giam. Nhờ cải tạo tốt, ở trại được bốn năm rưỡi, tôi được khoan hồng, ra trại trước thời hạn” – Phan Hồng Phúc không giấu giếm.
Làm được việc nhiều người mơ ước
Ra tù với 7 công đất ruộng và căn nhà lụp xụp, chưa kịp toan tính gì thì các chủ nợ bủa vây, anh phải “đứt ruột” bán một nửa số đất để xoay xở.
“Còn được ít tiền tôi xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau. Ở đây thấy mô hình nuôi cá bống tượng, khoái quá, về nhà tôi làm thử…” – anh kể.
Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Anh không bỏ cuộc mà đi nhiều nơi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu… Nuôi dần từ chỗ lỗ đến huề và rồi sau đó cũng đã có lãi.
Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn (huyện Thốt Nốt, Cần Thơ) nghe “tay anh chị” này hoàn lương cũng hiếu kỳ muốn tìm đến xem thử thực hư... rồi kết thân, trở thành mối lái mua bán, giúp anh biết thêm “món” cá chình. “Hồi đó, tôi chỉ cung cấp giống thôi à, đâu biết nuôi cá thịt. Những đợt cá giống quá lứa, tôi để lại nuôi, không ngờ thành công” – Phúc cho biết.
Khi con cá bống tượng bắt đầu “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc, anh nhanh chóng chuyển sang cá chình. Vừa bán giống, vừa nuôi cá thịt. Thế là anh làm được chuyện chưa từng có ở khu vực giáp nước An Giang – Cần Thơ.
Địa chỉ cung cấp cá giống
Ông Vũ Thanh Quyền -Chủ tịch Hội ND huyện Thoại Sơn nhận xét: “Ương nuôi cá chình trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích cùng đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây là hướng đi mới, có nhiều triển vọng cho hội viên, ND Thoại Sơn”.
Hiện, gia đình anh vừa nuôi cá chình giống và cá thương phẩm trên diện tích gần 4 công ruộng của mình, vừa cung cấp con giống cho ND địa phương và các địa phương lân cận trên diện tích hơn 3ha. Bằng hình thức này, Hồng Phúc còn hợp tác với ND vùng đầu nguồn Tân Châu và An Phú thả nuôi 6 lồng bè.
Để nhân rộng, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang Trần Văn Cứng đã tổ chức đoàn cán bộ, hội viên ND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đến tham quan, học tập mô hình của anh.
Từ năm 2009 - 2012, mỗi năm gia đình anh thu lãi 700 - 800 triệu đồng từ bán cá. Năm 2013, tăng lên 1 tỷ đồng và năm 2014 con số này chắc chắn còn cao hơn do anh mở rộng mô hình, hợp tác với nhiều nơi.
Sau nhiều năm nuôi cá chình, giờ anh đã có thể chủ động được nguồn giống. Gần 2 năm nay, anh là nhà cung cấp cá chình giống cho người nuôi nhiều nơi ở ĐBSCL. “Hiện nay thị trường tiêu thụ cá chình còn rất nhiều tiềm năng. Ai muốn hợp tác, bán cá chình thương phẩm, tôi sẵng sàng hợp tác với tinh thần “hỗ trợ hết mình cho bà con nông dân”- anh Phúc chia sẻ.
“Năm 2000, tôi bị kết án 10 năm tù giam. Nhờ cải tạo tốt, ở trại được bốn năm rưỡi, tôi được khoan hồng, ra trại trước thời hạn” – Phan Hồng Phúc không giấu giếm.
Làm được việc nhiều người mơ ước
Ra tù với 7 công đất ruộng và căn nhà lụp xụp, chưa kịp toan tính gì thì các chủ nợ bủa vây, anh phải “đứt ruột” bán một nửa số đất để xoay xở.
“Còn được ít tiền tôi xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau. Ở đây thấy mô hình nuôi cá bống tượng, khoái quá, về nhà tôi làm thử…” – anh kể.
Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Anh không bỏ cuộc mà đi nhiều nơi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu… Nuôi dần từ chỗ lỗ đến huề và rồi sau đó cũng đã có lãi.
Anh Phan Hồng Phúc bên vuông cá chình giống của mình .
Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn (huyện Thốt Nốt, Cần Thơ) nghe “tay anh chị” này hoàn lương cũng hiếu kỳ muốn tìm đến xem thử thực hư... rồi kết thân, trở thành mối lái mua bán, giúp anh biết thêm “món” cá chình. “Hồi đó, tôi chỉ cung cấp giống thôi à, đâu biết nuôi cá thịt. Những đợt cá giống quá lứa, tôi để lại nuôi, không ngờ thành công” – Phúc cho biết.
Khi con cá bống tượng bắt đầu “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc, anh nhanh chóng chuyển sang cá chình. Vừa bán giống, vừa nuôi cá thịt. Thế là anh làm được chuyện chưa từng có ở khu vực giáp nước An Giang – Cần Thơ.
Địa chỉ cung cấp cá giống
Ông Vũ Thanh Quyền -Chủ tịch Hội ND huyện Thoại Sơn nhận xét: “Ương nuôi cá chình trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích cùng đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây là hướng đi mới, có nhiều triển vọng cho hội viên, ND Thoại Sơn”.
Năm 2010, anh Phan Hồng Phúc đoạt giải khuyến khích trong Hội thi những người hoàn lương kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhiều năm liền anh được khen thưởng “Nông dân giỏi” cấp huyện, cấp tỉnh . |
Để nhân rộng, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang Trần Văn Cứng đã tổ chức đoàn cán bộ, hội viên ND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đến tham quan, học tập mô hình của anh.
Từ năm 2009 - 2012, mỗi năm gia đình anh thu lãi 700 - 800 triệu đồng từ bán cá. Năm 2013, tăng lên 1 tỷ đồng và năm 2014 con số này chắc chắn còn cao hơn do anh mở rộng mô hình, hợp tác với nhiều nơi.
Sau nhiều năm nuôi cá chình, giờ anh đã có thể chủ động được nguồn giống. Gần 2 năm nay, anh là nhà cung cấp cá chình giống cho người nuôi nhiều nơi ở ĐBSCL. “Hiện nay thị trường tiêu thụ cá chình còn rất nhiều tiềm năng. Ai muốn hợp tác, bán cá chình thương phẩm, tôi sẵng sàng hợp tác với tinh thần “hỗ trợ hết mình cho bà con nông dân”- anh Phúc chia sẻ.
Theo Danviet.vn