"Cây cột trụ" của người Mông ở Nà Un Trong
- Chủ nhật - 04/05/2014 23:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đứng ra mượn đất quy hoạch chưa sử dụng cho nông dân (ND) sản xuất, vận động làm đường, xây cầu cho bà con đi lại thuận tiện, giúp cai nghiện, tổ chức dạy nghề cho ND, thành lập CLB cho ND sinh hoạt văn nghệ… Những việc làm có ý nghĩa ấy của cán bộ Hội ND không phải hiếm.
Cán bộ Sồng A Sệnh mà bà con nhắc tới là chi Hội trưởng ND kiêm Trưởng bản và cán bộ mặt trận, phụ trách công tác dân số của bản Nà Un Trong, người được mệnh danh là “cán bộ đa năng, mẫn cán số 1” ở đại ngàn Mường Sai.
Không còn ai nghiện nữa
Hơn chục năm về trước, đời sống của bà con người Mông ở vùng cao này khổ lắm. Với tập quán du canh, du cư, bà con dân bản phải dắt díu nhau mưu sinh hết cánh rừng này đến ngọn núi khác, bữa ăn hằng ngày chỉ trông vào ngô nương, rau rừng, nhưng cũng bữa no, bữa đói; trẻ con đến tuổi không được đến trường.
Ðã vậy, phần lớn đàn ông, người già và thanh niên của bản quanh năm ngày tháng chỉ “bám” lấy bàn đèn và khói thuốc, không thiết gì đến cái nương, cái rẫy. “Nếu cứ để bà con sống trong cảnh ăn cơm đen, ngủ bàn đèn, mơ màng theo làn khói của ả phù dung thì cuộc sống sẽ mãi tăm tối. Tôi hạ quyết tâm phải giúp dân bản!” - A Sệnh nhớ lại.
Đó là đầu năm 2004, sau nhiều ngày kiên trì, nhẫn nại, A Sệnh được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội địa phương đã thuyết phục thành công bà con chuyển từ bản Nông Tầu (xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn) về vùng đất Mường Sai (huyện Sông Mã) an cư và đặt tên cho bản là Nà Un Trong, với ý nguyện cầu mong yên bình và no ấm vững bền. Từ đó, Sồng A Sệnh được bà con trong bản tín nhiệm bầu làm Trưởng bản rồi kiêm luôn chức Chi hội trưởng ND...
Bản mới lập, khó khăn, thiếu thốn chồng chất, A Sệnh phối hợp chặt chẽ với Ðảng ủy, chính quyền xã và cán bộ, chiến sĩ Trạm 2 (Bộ Tham mưu Quân khu 2) kiên trì đến từng gia đình có người mắc nghiện thuyết phục, vận động họ đi cai nghiện, rồi vận động các gia đình nhổ bỏ cây thuốc phiện để trồng giống ngô lai 10 do Nhà nước cấp.
“Bà con khi ấy vẫn trồng nhiều thuốc phiện lắm, còn coi nó như cơm ăn, nước uống hàng ngày vậy nên để thuyết phục những người đang nghiện thôi hút còn khó hơn cả lên trời. Gia đình tôi khi ấy cũng có mấy người dan díu với thuốc phiện, ngoan cố không chịu cai” - A Sệnh nhớ lại.
Thượng úy Mùa A Hàng- cán bộ Trạm 2 kể, năm 2004 đến 2008 là những năm tháng vô cùng vất vả của bộ đội đóng quân tại địa phương cũng như cán bộ A Sệnh trong việc làm thay đổi thói quen, nếp nghĩ của bà con về tác hại của thuốc phiện.
Với bộ đội thì bà con... cấm cửa, thậm chí xua đuổi; Sồng A Sệnh thì bị một số anh em trong gia đình và bà con trong bản ghét bỏ, dọa đánh, dọa giết, dọa đốt nhà, dọa hại vợ hại con, hại cây trồng, vật nuôi. Ông Sồng A Câu, chú ruột của Sồng A Sệnh, còn mang cả súng kíp đến tận nhà đòi bắn cháu về cái tội dám đưa bộ đội đi nhổ cây thuốc phiện của mình.
Sự tận tụy, kiên trì, tâm huyết của A Sệnh và bộ đội được đền đáp xứng đáng khi nhiều gia đình trong bản đã tự nguyện đưa người thân đi cai nghiện tập trung, hay đến tận nhà Trưởng bản đăng ký quyết tâm từ bỏ cây thuốc phiện. A Sệnh bảo: “Ðến năm 2014 này, cả bản Nà Un Trong đã không còn ai nghiện thuốc phiện, người dân chăm chỉ làm ăn, kinh tế một số gia đình còn vươn lên khá giả...”.
Tương lai sáng
Từ vài hộ ngày đầu lập bản, giờ đây Nà Un Trong đã có 16 gia đình người Mông với 117 nhân khẩu. Giờ đây, bản là san sát những ngôi nhà gỗ, mái ngói đỏ tươi, trẻ em thỏa thích vẫy vùng trong làn nước sạch lấy từ các bể xi măng kiên cố do bộ đội cùng chính quyền địa phương xây tặng.
Lâu lâu mới có khách xa đến thăm, A Sệnh dẫn chúng tôi đến thăm những gia đình làm kinh tế giỏi của bản. Sồng A Vạn trước đây nghiện nặng, nay nhà anh đã có cả 1ha ngô lai, cà phê, sắn cao sản, hàng chục con lợn, hàng trăm con gà, năm 2013 thu nhập gần 200 triệu đồng. Gia đình Mùa Thị Nung - Sùng A Tủa đã thoát nghèo nhờ cây ngô lai.
Chị Nung còn là Chi hội trưởng Phụ nữ của bản, hạt nhân tích cực trong công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình. “A Sệnh và bộ đội bảo, đẻ nhiều, đẻ dày sẽ không đủ sức để nuôi con, không có tiền mua quần áo đẹp cho chúng, để chúng không được đi học là bố mẹ có lỗi lớn nên chị em trong bản bảo nhau không đẻ nhiều nữa” - chị Nung khoe.
Tạm biệt Nà Un Trong một ngày đầu hạ 2014, A Sệnh hẹn với chúng tôi: “Ngày gần nhất các cậu trở lại, Nà Un Trong sẽ có đường dễ đi, sẽ có nhiều ti vi, xe máy, không có hộ đói nghèo, trẻ em nào cũng được đến trường học chữ...”.
Cán bộ Sồng A Sệnh mà bà con nhắc tới là chi Hội trưởng ND kiêm Trưởng bản và cán bộ mặt trận, phụ trách công tác dân số của bản Nà Un Trong, người được mệnh danh là “cán bộ đa năng, mẫn cán số 1” ở đại ngàn Mường Sai.
Không còn ai nghiện nữa
Hơn chục năm về trước, đời sống của bà con người Mông ở vùng cao này khổ lắm. Với tập quán du canh, du cư, bà con dân bản phải dắt díu nhau mưu sinh hết cánh rừng này đến ngọn núi khác, bữa ăn hằng ngày chỉ trông vào ngô nương, rau rừng, nhưng cũng bữa no, bữa đói; trẻ con đến tuổi không được đến trường.
Tuyên truyền nội dung Nghị quyết liên tịch 01 cho nhân dân xã Mường Cai (Sông Mã). (Ảnh minh họa, nguồn Báo Sơn La)
Ðã vậy, phần lớn đàn ông, người già và thanh niên của bản quanh năm ngày tháng chỉ “bám” lấy bàn đèn và khói thuốc, không thiết gì đến cái nương, cái rẫy. “Nếu cứ để bà con sống trong cảnh ăn cơm đen, ngủ bàn đèn, mơ màng theo làn khói của ả phù dung thì cuộc sống sẽ mãi tăm tối. Tôi hạ quyết tâm phải giúp dân bản!” - A Sệnh nhớ lại.
Đó là đầu năm 2004, sau nhiều ngày kiên trì, nhẫn nại, A Sệnh được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội địa phương đã thuyết phục thành công bà con chuyển từ bản Nông Tầu (xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn) về vùng đất Mường Sai (huyện Sông Mã) an cư và đặt tên cho bản là Nà Un Trong, với ý nguyện cầu mong yên bình và no ấm vững bền. Từ đó, Sồng A Sệnh được bà con trong bản tín nhiệm bầu làm Trưởng bản rồi kiêm luôn chức Chi hội trưởng ND...
Bản mới lập, khó khăn, thiếu thốn chồng chất, A Sệnh phối hợp chặt chẽ với Ðảng ủy, chính quyền xã và cán bộ, chiến sĩ Trạm 2 (Bộ Tham mưu Quân khu 2) kiên trì đến từng gia đình có người mắc nghiện thuyết phục, vận động họ đi cai nghiện, rồi vận động các gia đình nhổ bỏ cây thuốc phiện để trồng giống ngô lai 10 do Nhà nước cấp.
“Bà con khi ấy vẫn trồng nhiều thuốc phiện lắm, còn coi nó như cơm ăn, nước uống hàng ngày vậy nên để thuyết phục những người đang nghiện thôi hút còn khó hơn cả lên trời. Gia đình tôi khi ấy cũng có mấy người dan díu với thuốc phiện, ngoan cố không chịu cai” - A Sệnh nhớ lại.
Thượng úy Mùa A Hàng- cán bộ Trạm 2 kể, năm 2004 đến 2008 là những năm tháng vô cùng vất vả của bộ đội đóng quân tại địa phương cũng như cán bộ A Sệnh trong việc làm thay đổi thói quen, nếp nghĩ của bà con về tác hại của thuốc phiện.
Với bộ đội thì bà con... cấm cửa, thậm chí xua đuổi; Sồng A Sệnh thì bị một số anh em trong gia đình và bà con trong bản ghét bỏ, dọa đánh, dọa giết, dọa đốt nhà, dọa hại vợ hại con, hại cây trồng, vật nuôi. Ông Sồng A Câu, chú ruột của Sồng A Sệnh, còn mang cả súng kíp đến tận nhà đòi bắn cháu về cái tội dám đưa bộ đội đi nhổ cây thuốc phiện của mình.
Sự tận tụy, kiên trì, tâm huyết của A Sệnh và bộ đội được đền đáp xứng đáng khi nhiều gia đình trong bản đã tự nguyện đưa người thân đi cai nghiện tập trung, hay đến tận nhà Trưởng bản đăng ký quyết tâm từ bỏ cây thuốc phiện. A Sệnh bảo: “Ðến năm 2014 này, cả bản Nà Un Trong đã không còn ai nghiện thuốc phiện, người dân chăm chỉ làm ăn, kinh tế một số gia đình còn vươn lên khá giả...”.
Tương lai sáng
Từ vài hộ ngày đầu lập bản, giờ đây Nà Un Trong đã có 16 gia đình người Mông với 117 nhân khẩu. Giờ đây, bản là san sát những ngôi nhà gỗ, mái ngói đỏ tươi, trẻ em thỏa thích vẫy vùng trong làn nước sạch lấy từ các bể xi măng kiên cố do bộ đội cùng chính quyền địa phương xây tặng.
Lâu lâu mới có khách xa đến thăm, A Sệnh dẫn chúng tôi đến thăm những gia đình làm kinh tế giỏi của bản. Sồng A Vạn trước đây nghiện nặng, nay nhà anh đã có cả 1ha ngô lai, cà phê, sắn cao sản, hàng chục con lợn, hàng trăm con gà, năm 2013 thu nhập gần 200 triệu đồng. Gia đình Mùa Thị Nung - Sùng A Tủa đã thoát nghèo nhờ cây ngô lai.
Chị Nung còn là Chi hội trưởng Phụ nữ của bản, hạt nhân tích cực trong công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình. “A Sệnh và bộ đội bảo, đẻ nhiều, đẻ dày sẽ không đủ sức để nuôi con, không có tiền mua quần áo đẹp cho chúng, để chúng không được đi học là bố mẹ có lỗi lớn nên chị em trong bản bảo nhau không đẻ nhiều nữa” - chị Nung khoe.
Tạm biệt Nà Un Trong một ngày đầu hạ 2014, A Sệnh hẹn với chúng tôi: “Ngày gần nhất các cậu trở lại, Nà Un Trong sẽ có đường dễ đi, sẽ có nhiều ti vi, xe máy, không có hộ đói nghèo, trẻ em nào cũng được đến trường học chữ...”.
Nguồn: danviet.vn