Chân dùng người dân tộc Chu Ru 30 năm liền "giữ" ghế trưởng thôn
- Chủ nhật - 01/06/2014 22:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
30 năm làm trưởng thôn, ông Ya Piáp - dân tộc Chu Ru ở thôn Ka Đê, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) được ghi nhận bởi sự tận tụy trong công việc; là sợi dây gắn kết hạnh phúc cho biết bao gia đình; khơi dậy khối đại đoàn kết, keo sơn gắn bó trong cộng đồng.
“Nói để đồng bào lọt lỗ tai”
Về Ka Đê, hỏi ông Ya Piáp, đồng bào Chu Ru ở đây đều bảo: “Cái bụng ông ấy tốt lắm, đã hàn gắn hạnh phúc cho không biết bao nhiêu gia đình”. Gần 70 mùa rẫy nhưng ông Ya Piáp vẫn rắn rỏi như cây xà nu. Nhưng đằng sau cái vẻ thô ráp ấy là một con người điềm đạm, chân chất mà không kém phần hóm hỉnh bởi cách nói chuyện lôi cuốn.
Điều đó cũng lý giải vì sao suốt 30 năm qua, người dân Ka Đê luôn tin tưởng tín nhiệm ông làm trưởng thôn…
Cho đến nay, ông Y Piáp không còn nhớ rõ mình đã đứng ra hòa giải, gắn kết lại hạnh phúc cho biết bao gia đình bên bờ vực tan vỡ vì mâu thuẫn.
Ông kể: “Nhà thằng Ya Pieo, hai vợ chồng sống với nhau được hai mặt con bỗng nảy sinh lục đục. Pieo bỏ vợ về nhà mình. Nhà vợ tức quá sang đòi phạt vạ một con bò, một ché rượu cần. Nhà nó cũng chẳng chịu nộp phạt cũng không thèm về với vợ. Thấy căng quá già phải “ra tay”. Chỉ mấy ngày sau đã thấy vợ chồng chúng chở nhau ra đồng hái ớt”.
Trưởng thôn Y Piáp (trái).
Rồi lại chuyện nhà Ya Thương tranh chấp lối đi với Ma Huệ kéo dài đến mấy tháng ròng rã, khiến hàng xóm mất ăn mất ngủ. Khi hay tin, ông Ya Piáp đã đi bộ mấy cây số xuống hiện trường mời hai gia đình đứng làm việc ngay tại điểm tranh chấp. Kết quả hai bên không chỉ ưng bụng mà còn mổ gà mua rượu về uống chung để hòa giải, xin lỗi nhau…
“Mâu thuẫn trong cuộc sống như lá cây rừng, có bao giờ giống nhau nên không có bí quyết gì cả. Cái chính là người hòa giải phải có uy tín, tâm dạ ngay thẳng, nói sao cho đồng bào nghe lọt lỗ tai là thành công thôi” - Ya Piáp bộc bạch.
Đẩy lùi hủ tục
Người Chu Ru xưa nay vẫn có thói quen giải quyết các mâu thuẫn bằng cách phạt vạ nhau. Xóa bỏ được hủ tục này mới là điều nan giải. Để xóa bỏ được “luật làng”, suốt thời gian làm trưởng thôn, ông Ya Piáp đã không ngừng tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước rồi tận dụng tất cả những cơ hội để tuyên truyền cho bà con.
“Đừng vội nói đúng sai. Ban đầu cứ cho rằng việc xử phạt theo tập tục người Chu Ru là đúng, sau đó mới phân tích cái hay, cái tiến bộ của chủ trương, chính sách pháp luật mới của Đảng và Nhà nước để dân làng nghe thủng”, ông Ya Piáp chia sẻ.
Ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch xã Ka Đơn khẳng định, ngoài việc, tích cực tuyên truyền chính sách pháp luật nhà nước cho người dân, ông còn là người đi đầu trong việc vận động bà con đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế.
Nếu trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của thôn luôn ở mức trên 20% thì bây giờ chỉ còn chừng 7%. Được sự vận động của ông Ya Piáp, nhiều gia đình trong thôn đã mạnh dạn cho con đi xuất khẩu lao động, đem ngoại tệ về làm giàu cho gia đình và xây dựng quê hương.
“Nói để đồng bào lọt lỗ tai”
Về Ka Đê, hỏi ông Ya Piáp, đồng bào Chu Ru ở đây đều bảo: “Cái bụng ông ấy tốt lắm, đã hàn gắn hạnh phúc cho không biết bao nhiêu gia đình”. Gần 70 mùa rẫy nhưng ông Ya Piáp vẫn rắn rỏi như cây xà nu. Nhưng đằng sau cái vẻ thô ráp ấy là một con người điềm đạm, chân chất mà không kém phần hóm hỉnh bởi cách nói chuyện lôi cuốn.
Điều đó cũng lý giải vì sao suốt 30 năm qua, người dân Ka Đê luôn tin tưởng tín nhiệm ông làm trưởng thôn…
Cho đến nay, ông Y Piáp không còn nhớ rõ mình đã đứng ra hòa giải, gắn kết lại hạnh phúc cho biết bao gia đình bên bờ vực tan vỡ vì mâu thuẫn.
Ông kể: “Nhà thằng Ya Pieo, hai vợ chồng sống với nhau được hai mặt con bỗng nảy sinh lục đục. Pieo bỏ vợ về nhà mình. Nhà vợ tức quá sang đòi phạt vạ một con bò, một ché rượu cần. Nhà nó cũng chẳng chịu nộp phạt cũng không thèm về với vợ. Thấy căng quá già phải “ra tay”. Chỉ mấy ngày sau đã thấy vợ chồng chúng chở nhau ra đồng hái ớt”.
Trưởng thôn Y Piáp (trái).
Rồi lại chuyện nhà Ya Thương tranh chấp lối đi với Ma Huệ kéo dài đến mấy tháng ròng rã, khiến hàng xóm mất ăn mất ngủ. Khi hay tin, ông Ya Piáp đã đi bộ mấy cây số xuống hiện trường mời hai gia đình đứng làm việc ngay tại điểm tranh chấp. Kết quả hai bên không chỉ ưng bụng mà còn mổ gà mua rượu về uống chung để hòa giải, xin lỗi nhau…
“Mâu thuẫn trong cuộc sống như lá cây rừng, có bao giờ giống nhau nên không có bí quyết gì cả. Cái chính là người hòa giải phải có uy tín, tâm dạ ngay thẳng, nói sao cho đồng bào nghe lọt lỗ tai là thành công thôi” - Ya Piáp bộc bạch.
Đẩy lùi hủ tục
Người Chu Ru xưa nay vẫn có thói quen giải quyết các mâu thuẫn bằng cách phạt vạ nhau. Xóa bỏ được hủ tục này mới là điều nan giải. Để xóa bỏ được “luật làng”, suốt thời gian làm trưởng thôn, ông Ya Piáp đã không ngừng tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước rồi tận dụng tất cả những cơ hội để tuyên truyền cho bà con.
“Đừng vội nói đúng sai. Ban đầu cứ cho rằng việc xử phạt theo tập tục người Chu Ru là đúng, sau đó mới phân tích cái hay, cái tiến bộ của chủ trương, chính sách pháp luật mới của Đảng và Nhà nước để dân làng nghe thủng”, ông Ya Piáp chia sẻ.
Ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch xã Ka Đơn khẳng định, ngoài việc, tích cực tuyên truyền chính sách pháp luật nhà nước cho người dân, ông còn là người đi đầu trong việc vận động bà con đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế.
Nếu trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của thôn luôn ở mức trên 20% thì bây giờ chỉ còn chừng 7%. Được sự vận động của ông Ya Piáp, nhiều gia đình trong thôn đã mạnh dạn cho con đi xuất khẩu lao động, đem ngoại tệ về làm giàu cho gia đình và xây dựng quê hương.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Ya Piáp đã đóng một vai trò rất quan trọng. Nhờ sự vận động của ông mà người dân trong thôn đều chung sức đồng lòng, người góp của, người góp công xây dựng buôn làng”. Ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch xã Ka Đơn |
Nguồn: danviet.vn