Chăn nuôi Đông Nam bộ đột phá mới

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn là nền móng vững chắc trong việc đưa sản phẩm chăn nuôi “xuất ngoại”. việc xây dựng vùng nuôi này đã bước đầu ghi nhận những kết quả nhất định.

Khởi đầu lạc quan

Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến 2020 đặt mục tiêu chăn nuôi chiếm khoảng 42% trong toàn ngành nông nghiệp, an toàn dịch bệnh (ATDB) và vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, các loại bệnh nguy hiểm đến động vật được kiểm soát. 

Năm 2015, Bộ Nông NN&PTNT phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh” (Đề án 440). Nằm trong Đề án 440, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành vùng chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại chiếm 44,5% so với tổng đàn gia cầm của tỉnh. Tổng đàn heo chăn nuôi theo quy mô trang trại là 191.842 con (với 137 trang trại), chiếm 46,0% so với tổng đàn heo của tỉnh. Hay tại Đồng Nai, chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chiếm 79,8% so với tổng đàn gà của tỉnh. Đàn heo chăn nuôi theo quy mô trang trại là 1.285.238 con (với 1.741 trang trại), chiếm 69,8% so với tổng đàn heo của tỉnh. 

chăn nuoi lac quan
Các tỉnh Đông Nam bộ có nhiều thế mạnh chăn nuôi     Ảnh: ST

  

Có thể nói, trong lịch sử của Đông Nam bộ, đây là lần đầu tiên vị trí vai trò của ngành chăn nuôi được coi trọng và trở thành mũi nhọn của ngành nông nghiệp với việc xây dựng rất nhiều vùng chăn nuôi có năng suất cao, ATDB và cung ứng sản phẩm ra toàn quốc và xuất khẩu. 

  

Lợi thế xuất khẩu gà

Nếu như trước đây, chăn nuôi gà quy mô nhỏ lẻ là phổ biến và dịch bệnh hoành hành thì nhờ đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với hướng tới xuất khẩu mà các sản phẩm chăn nuôi gà của Đồng Nai, Tây Ninh... đã ngày càng được biết tới nhiều. 

Mục tiêu của Đề án đến tháng 12/2017 có 100% số xã được công nhận ATDB. Tuy vậy, vì nhiều lý do, mà cơ bản các ý kiến đều cho rằng thiếu kinh phí để thực hiện nên kết quả vẫn còn khiêm tốn. Đồng Nai đã có 37/171 xã có chăn nuôi gà được công nhận an toàn dịch bệnh đối với cúm gia cầm và Newcastle (chiếm tỷ lệ 21,6%) vẫn chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Tỉnh Bình Dương  đã có 39/91 xã có chăn nuôi gà được công nhận ATDB đối với cúm gia cầm và Newcastle (chiếm tỷ lệ 42,9%) cũng chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Thậm chí Bình Phước không có xã nào trong tổng số 111 xã có chăn nuôi gà được công nhận ATDB đối với cúm gia cầm và Newcastle; chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. 

  

Bắt đầu xuất khẩu

 Chuỗi sản xuất khép kín đối với thịt gà, trứng gà bảo đảm ATDB và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu có yêu cầu khắc khe từ Nhật Bản đã được Công ty Koyu & Unitek xây dựng đạt yêu cầu. 

Sản phẩm thịt gà chế biến tại Đông Nam Bộ đã đáp ứng các yêu cầu phù hợp quy định của nước nhập khẩu như: có nguồn gốc từ cơ sở chăn nuôi ATDB, nhất là đối với bệnh cúm gia cầm, bệnh Newcastle; Chuỗi sản xuất tại cơ sở chế biến phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y của Nhật Bản… Cục Thú y cũng đã chủ động ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ Công ty xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà chế biến đảm bảo ATDB, an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu đồng thời tăng cường triển khai thực hiện Đề án 440. 

Tiếp đà thắng lợi của xuất khẩu gà, Bộ NN&PTNT đang hỗ trợ các địa phương xuất khẩu thịt heo. Tập trung hỗ trợ Công ty C.P. Việt Nam, Công ty CJ Cầu Tre xuất khẩu thịt gà, thịt heo chế biến sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Hỗ trợ Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Công ty TNHH Biển Đông… xuất khẩu thịt heo đông lạnh sang Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc…
 

Nguồn: nguoichannuoi.com