Chi 2,2 tỷ USD để nhập thức ăn cho heo, gà

Chi 2,2 tỷ USD để nhập thức ăn cho heo, gà
ăm 2016, VN nhập hơn 8 triệu tấn bắp để chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN), trong khi đó số lượng bắp được sản xuất trong nước chỉ 5,3 triệu tấn.

Trong tám tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu 4,91 triệu tấn bắp về để chế biến TACN. Tổng chi phí nhập khẩu TACN và nguyên liệu, chưa kể các mặt hàng khác nhập về một phần để chế biến thức ăn chăn nuôi như lúa mì, đậu nành lên đến 2,2 tỉ USD.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, không chỉ nhập khẩu nguyên liệu bắp, mỗi năm VN còn nhập khoảng 1,31 triệu tấn đậu tương, 3,37 triệu tấn lúa mì về chế biến làm thực phẩm và TACN, cùng bột xương thịt, các loại vitamin…

Mỗi năm VN chi tới 2,2 tỉ USD để nhập TACN và nguyên liệu để chế biến TACN.
Mỗi năm VN chi tới 2,2 tỉ USD để nhập TACN và nguyên liệu để chế biến TACN.

Trên thực tế, nguyên liệu TACN nhập từ nước ngoài có giá rẻ hơn nhiều so với nguyên liệu sản xuất trong nước. Bắp nhập giá về đến VN chỉ 4.400 đồng/kg, đậu nành nhập khẩu có giá chỉ khoảng 8.000-8.200 đồng/kg.

Sự cạnh tranh về giá khiến các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu nguyên liệu và TACN để có lời. Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước các doanh nghiệp chỉ hòa hoặc lỗ. Các doanh nghiệp cũng cho biết nguyên liệu TACN nhập khẩu có giá rẻ sẽ tạo điều kiện cho giá TACN giảm, giá thành chăn nuôi của VN cũng giảm theo.

Theo ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội TACN VN, giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), các công ty sản xuất đều ưu tiên mua hàng nước ngoài vì bắp nhập khẩu không chỉ rẻ mà chất lượng cũng hơn hẳn bắp trong nước.

Vì vậy bắp trong nước chủ yếu được tiêu thụ bởi các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại địa phương và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

bắp trong nước chủ yếu được tiêu thụ bởi các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại địa phương và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Bắp trong nước chủ yếu được tiêu thụ bởi các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại địa phương và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

Ở Việt Nam, chính sách thuế nhập khẩu các nguyên liệu TACN giảm gần như bằng 0%, việc này giúp giá thành chăn nuôi của nông dân giảm. Thế nhưng, đây cũng là lý do khiến nguyên liệu TACN dễ dàng vào thị trường Việt Nam. Nông sản trong nước phải cạnh tranh  mạnh mẽ với các nguồn hàng nhập từ nước ngoài.

Trước thực trạng hàng nhập khẩu chiếm hết nhu cầu tiêu thụ hàng trong nước, không chỉ giá bắp giảm, giá khoai mì lát và cả tinh bột khoai mì cũng giảm theo. Nông sản trong nước phải tìm cách xuất khẩu và bị ép giá ở nước ngoài.

Việc phụ thuộc 100% vào nhập khẩu nguyên liệu TACN cũng sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Vì vậy vẫn phải đảm bảo tự túc một phần nguyên liệu TACN trong nước.

Cần có những chính sách thuế hoặc điều kiện để điều tiết hàng nhập khẩu đảm bảo cân bằng cho sản xuất nội địa. Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt và cân bằng giữa các đối tượng nông dân khác nhau. Đảm bảo quyền lợi của người trồng trọt nhưng cũng tạo điều kiện cho những người chăn nuôi.

 

Thùy Dung/nongthonviet.com