"Công tử" Bạc Liêu nuôi lúc nhúc loài rắn bự trong bể xi măng

"Công tử" Bạc Liêu nuôi lúc nhúc loài rắn bự trong bể xi măng
Anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu là một trong những người thành công với mô hình nuôi lúc nhúc những con rắn ri voi to bự trong bể xi măng. Rắn ri voi to bự được anh Thức bán với giá 500 ngàn đồng/ký.

Trong những năm gần đây phong trào nuôi các loài thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao phát triển mạnh ở Bạc Liêu như: Cá chình, cá bống tượng, rắn ri voi, baba, cua đinh… nhiều nhất ở các huyện Phước Long, Hồng Dân.

Có rất nhiều nông dân đã áp dụng rất thành công và kinh tế gia đình ngày một phát triển lên khá, giàu từ các mô hình nầy. Điển hình anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

 'cong tu' bac lieu nuoi luc nhuc loai ran bu trong be xi mang hinh anh 1

Anh Thức giới thiệu đàn rắn ri voi bố mẹ đang nuôi trong bể xi măng.

Năm 2009 tận dụng các chuồng nuôi heo củ bỏ trống khoảng 80 m2 , bắt đầu từ 2 con rắn ri voi bố mẹ đến nay anh Thức đã có đàn rắn lớn nhỏ trên 700 con, trọng lượng từ 1-3 kg/con. Hàng năm xuất bán trên 1 ngàn con rắn ri voi giống và trên 200 rắn ri voi thịt với giá bán rắn giống 80 ngàn đồng/con, rắn thịt hiện tại khoảng 500 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu nhập trên 80 triệu đồng/năm.

Cách nuôi rắn ri voi của anh Thức là chia ra 14 hồ, chiều cao 1m, có diện tích 3 m2/hồ, mỗi hồ nuôi khoảng 50 con, cấp nước vào chiều cao từ 10 – 20 cm, bắt đầu thả rắn ri voi giống vào nuôi, làm nơi trú ẩn cho rắn sử dụng dây nilon đen, 3 ngày cho rắn ăn một lần, định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần với 100% lượng nước trong hồ.

Anh Thức xử lý nước bể nuôi rắn ri voi bằng men vi sinh kết hợp phòng các bệnh thường gặp cho rắn như: bệnh ngoài da, đường ruột, nấm, đẹn ….Nhờ làm tốt khâu xử lý này sau gần 10 năm nuôi đàn rắn ri voi của anh ngày được tăng thêm. Đàn rắn ri voi to bự đang được anh Thức nuôi lúc nhúc trong bể xi măng.

Anh Thức cho biết rắn ri voi rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh, thức ăn ưa thích của chúng là các loại như: cá trê, cá chốt, nhái, lươn con, cá rôphi … rất dễ tìm, giá lại rẽ. Thời gian nuôi rắn ri voi khoảng 12 tháng rắn đạt trọng lượng từ 0,5 – 1 kg/con.

Sau 2 năm nuôi rắn ri voi tham gia sinh sản với tỷ lệ đực cái là 1: 3, mỗi năm rắn sinh sản 1 lần. Rắn ri voi dễ tiêu thụ, người nuôi đến tận nhà thu mua giống.

Theo anh Thức khâu chọn giống rắn ri voi là rất quan trọng nhất quyết định đến thành công của mô hình vì hiện nay giống đánh bắt ngoài tự nhiên với nhiều hình thức rất dễ gây tổn thương cho rắn, khi thả nuôi rắn chậm lớn và tỷ lệ hao hụt rất cao. Hiện tại nguồn giống rắn ri voi không đủ đáp ứng cho người nuôi.

Theo thạc sĩ Dương Minh Thùy, Trưởng phòng Thông tin-Tuyên truyền & Huấn luyện Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu nhận định: Mô hình nuôi rắn ri voi rất hiệu quả, tuy thời gian nuôi dài, nhưng mô hình dễ thực hiện, không cần diện tích lớn, ít tốn công chăm sóc, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, lu, thùng xốp, bể composite… là có thể áp dụng được, nguồn thức ăn ở địa phương tương đối phong phú có quanh năm, nếu tự tìm thức ăn sẳn có ngoài tự nhiên như: nhái, cá phi, cá tạp … , thì sẻ giảm được chi phí,  hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Dương Minh Thùy (TT Khuyến nông Bạc Liêu)/http://danviet.vn
X
em bài viết gốc tại đây!