Cùng giải bài toán tăng năng suất, chất lượng cho cây chè

Cùng giải bài toán tăng năng suất, chất lượng cho cây chè
Tăng năng suất của chè lên trên 20% so với sản xuất thông thường không quá khó nhưng vừa tăng năng suất lại vừa tăng cả chất lượng là điều cực khó.
09-40-19_dsc_9757
Nương chè xanh tốt nhờ phân bón Lâm Thao.

Kết quả thực tế của nhiều vườn chè tại xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba và xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ khi bón phân cân đối NPK-S 16.8.8-9 Lâm Thao không chỉ tăng 28,2% năng suất mà còn được giá bán cao hơn nhờ cải thiện chất lượng quả là một câu trả lời đáng để suy ngẫm.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ, năng suất chè bình quân trên 1ha toàn tỉnh đạt từ 11 – 12 tấn, ở một vài vùng chuyên canh về cây chè như Thanh Ba, Thanh Sơn, Hạ Hòa năng suất có thể đạt tới 23 – 25 tấn/ha.

Tuy nhiên, nhiều người dân đang mắt nhắm mắt mở chạy đua về năng suất mà bỏ quên chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu để tăng năng suất chè lên trên 20 tấn/vụ rất đơn giản, bà con chỉ việc quãi thật lực đạm. Nhưng hệ lụy kéo theo đó là gì? Sâu bệnh hại tấn công, ô nhiễm môi trường, chất lượng chè không đảm bảo, mất giá, thậm chí còn không có người mua và nhất là không đảm bảo an toàn bởi tồn dư đạm rất độc cho người sử dụng…

Bởi vậy, để đạt được “lợi ích kép” vừa tăng được đồng thời năng suất, chất lượng cây chè là việc rất khó, cây chè cần phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vô cùng hợp lý.

Trong các nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây chè đã được công bố trước đây của các nhà khoa học, tỷ lệ đạm – lân – kali lý tưởng cung cấp cho chè là 2:1:1. Trên thị trường phân bón cũng ghi nhận rất nhiều loại phân có tỷ lệ như vậy, tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một loại phân nào giúp chè đạt năng suất cao rõ rệt đồng thời hạn chế được sâu bệnh hại, giúp bảo vệ nương chè như NPK-S 16.8.8-9 của Lâm Thao.

Ghi nhận tại xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba, qua 5 lứa hái (dự kiến còn 3 lứa nữa mới kết thúc 1 chu trình bón phân) đã thu được 19.582 kg/ha, điểm khảo nghiệm xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn thu được 19.983 kg/ha. Đặc biệt, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật đã giảm đáng kể từ 10 lần với ruộng bón theo công thức chăm thông thường xuống còn 8 lần.

Xét về hiệu quả kinh tế, với giá bán hiện nay khoảng 4.000-5.000 đ/kg búp chè tươi sẽ cho lãi 28.000.000 đ/ha với sản xuất thông thường nhưng bón cân đối giá bán luôn cao hơn khoảng 500 đ/kg và đạt mức lãi khoảng 50.000.000 đ/ha.

Xét về tổng thể, sử dụng NPK hàm lượng cao, đặc biệt là cho cây giai đoạn kinh doanh hoặc để bón thúc cho cây ngắn ngày giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều công chăm bón lại mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bà con đặc biệt cần lưu ý bón phân theo phương pháp 4 đúng đó là: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách để tiết kiệm được phân bón đồng thời bảo vệ cây trồng, an toàn môi trường sống.

Ông Phạm Văn Cần-một chủ hộ nông dân rất ưa áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã nhận định: “Từ lâu người dân Võ Miếu chúng tôi đã coi chè là cây trồng chủ lực, mọi tiền của cũng đổ dồn hết vào nương chè.

Nhưng thực sự việc bón phân và chăm sóc chè đúng cách nhiều khi chúng tôi cũng không nắm rõ, bón vẫn theo cảm tính khiến năng suất, chất lượng chè không được như ý muốn.

Lần này được các anh cán bộ khuyến nông tỉnh hướng dẫn bón phân NPK 16.8.8 của Lâm Thao thấy năng suất chè tăng hơn hẳn, búp chè dầy, lá xanh gừng, đặc biệt rút ngắn được thời gian thu hái và tăng lứa hái trong 1 chu kỳ.

Bình thường cứ 42 đến 45 ngày chúng tôi mới được thu hái, nhưng bón phân này chỉ cần 35 đến 36 ngày là chúng tôi đã được thu hái rồi, rất phấn khởi”.

Xã Vân Lĩnh có trên 15.000 ha chè với không biết bao nhiêu mô hình bón phân chăm sóc nhưng nương của ông Cần mỗi khi có dịp đi qua bà con lại xúm quanh rất đông và hỏi xem mô hình này sử dụng loại phân gì.

Điều đó chứng tỏ việc sử dụng NPK hàm lượng cao để bón cho các loại cây trồng có lẽ là xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại mà không công ty phân bón nào có thể đứng ngoài xu thế đó.

THUẦN ĐÀO/ Nông nghiệp