Đà Nẵng siết chặt đầu vào của nông sản
- Thứ năm - 09/03/2017 10:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trước tình hình đó, chính quyền Đà Nẵng đã thành lập Ban chỉ đạo ATVSTP cấp thành phố do một phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban. Đặc biệt, để siết chặt đầu vào của các loại nông sản, thực phẩm, ngày 2.11.2016 , UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 35 quy định quản lý ATVSTP đối với sản phẩm nông lâm, thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng sẽ siết chặt đầu vào các loại nông sản, thực phẩm từ các tỉnh nhập vào thành phố. ảnh: Đoàn Hồng
Theo ông Tứ, với quyết định này, các loại nông sản, thực phẩm muốn nhập vào tiêu thụ tại Đà Nẵng thì phải chịu sự kiểm soát từ khâu đầu vào. Cụ thể, các chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển nhập sản phẩm rau, trái cây và thủy sản vào tiêu thụ tại tại Đà Nẵng phải cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị phải phối hợp với ngành chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP, nếu sản phẩm không đảm bảo thì sẽ bị truy xuất hàng hóa ra khỏi thành phố và bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật và không được phép tiếp tục kinh doanh tại chợ.
Hiện nay, theo giám sát của cơ quan chức năng, các loại rau củ quả thường được chủ phương tiện/chủ hàng nhập vào Đà Nẵng thông qua các nhà cung cấp. Nguồn hàng chủ yếu là từ các tỉnh thành trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với mặt hàng trái cây, tập trung chủ yếu với 86 nhà cung cấp trong nước của 9 tỉnh như: Bến Tre, Cần Thơ, Tây Ninh, Tiền Giang… và 3 đơn vị nhập khẩu ở Lạng Sơn, Hà Nội.
Các loại rau nhập vào thành phố chủ yếu tập trung tại 31 đơn vị cung cấp của 5 tỉnh thành là Bắc Ninh, Gia Lai, Hà Nội, Hải Dương và Lâm Đồng. Bình quân mỗi ngày có gần 30 chiếc xe vận chuyển rau quả nhập vào các chợ, siêu thị trên địa bàn Đà Nẵng, với sản lượng bình quân gần 290 tấn (hơn 126 tấn trái cây, 162 tấn rau).
“Qua lấy 45 mẫu kiểm tra rau quả nhập vào Đà Nẵng thì có 44 mẫu đạt kết quả, có 1 mẫu (xoài có nguồn gốc từ Tiền Giang) không đạt và có tồn dư thuốc BVTV. Chi cục đã thông báo kết quả này đến chủ hàng và yêu cầu dừng nhập sản phẩm xoài trong vòng 30 ngày” - ông Tứ thông tin.
Theo ông Tứ, thời gian qua, việc giám sát và thống kê sơ bộ tại các chợ trên địa bàn thành phố, một số chợ lớn như chợ Hàn, chợ Cồn... đa số thực hiện tốt, song một số cơ sở, chủ hàng vẫn chưa nhận thức rõ và đúng về việc kê khai nguồn gốc xuất xứ của rau, trái cây và thủy sản nhập từ ngoại tỉnh vào tiêu thụ tại Đà Nẵng. Mặt khác, do hạn chế về trình độ, người dân hoặc các lái xe thực hiện việc kê khai rất khó khăn hoặc không thể kê khai…
“Việc quản lý và kiểm soát ATVSTP cần một nguồn lực lớn, song đội ngủ cán bộ chuyên trách còn thiếu. Nhất là tại các quận, huyện, hầu hết các cán bộ quản lý ATVSTP là kiêm nhiệm tại các phòng kinh tế, phòng NN nên việc phối hợp, triển khai công tác này còn nhiều hạn chế và bất cập. Vì thế, để công tác quản lý ATTP hiệu quả hơn thì cần xây dựng một đội ngũ và bộ máy vận hành chuyên nghiệp” – ông Tứ bày tỏ./.