Đa dạng hóa đầu ra cho các mặt hàng nông sản
- Thứ sáu - 29/12/2017 10:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chương trình được tổ chức bởi Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với TW Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ Miền Nam.
Theo các đại biểu tham dự chương trình, những năm gần đây, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản rất bấp bênh, gây thiệt hại cho trang trại và nông dân ngày càng thường xuyên hơn với nhiều mặt hàng nông sản. Mật độ các cuộc “giải cứu” nông sản ngày càng dày hơn đã kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền. Điều này cho thấy những bất cập trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản đang là rào cản lớn nhất hạn chế sự phát triển nông nghiệp.
Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (nay được thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, đến nay các mối liên kết này vẫn chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả, chưa có nhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất nông sản ổn định. Đầu ra và giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào các khâu trung gian, tình trạng “Được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho hay, trong những năm qua, ngành bán lẻ đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, ngành bán lẻ đã tạo được cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Việc mở cửa thị trường mạnh mẽ với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy các nhà bán lẻ trong nước nỗ lực thay đổi và lớn mạnh.
Tuy nhiên, việc kết nối giữa các nhà bán lẻ và nhà sản xuất vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Nguyên nhân của tình trạng này, theo bà Loan, là do nhà bán lẻ thiếu các thông tin về nhà sản xuất, cũng như nhà sản xuất không có nhiều thông tin về các nhà bán lẻ. Sự thiếu chủ động của nhà sản xuất cũng khiến việc kết nối gặp khó khăn. Nhiều nhà sản xuất chỉ sản xuất theo năng lực mà không tìm hiểu nhu cầu thị trường đã dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, gây nên những cuộc giải cứu thời gian qua. Nền kinh tế mà cứ phụ thuộc vào việc giải cứu thì sẽ k bền vững.
Bàn về việc đưa hàng vào các kênh phân phối, bà Loan cho hay, với điều kiện đặc thù của Việt Nam, kênh bán lẻ truyền thống vẫn có đóng vai trò quan trọng và chiếm ưu thế hơn so với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. “Việc đưa hàng vào siêu thị sẽ giúp mang lại hiệu quả cao cho việc quảng bá sản phẩm, nhưng hiệu quả kinh tế chưa hẳn đã bằng kênh truyền thống” – bà Loan nhấn mạnh.
Do đó, các hợp tác xã, nhà sản xuất không nhất thiết phải đưa hàng vào các kênh bán lẻ hiện đại mà cần đa dạng đầu ra cho sản phẩm. Trong đó, cần tận dụng kênh truyền thống trong tiêu thụ sản phẩm. Sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trong thời gian tới.
Theo các đại biểu tham dự chương trình, những năm gần đây, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản rất bấp bênh, gây thiệt hại cho trang trại và nông dân ngày càng thường xuyên hơn với nhiều mặt hàng nông sản. Mật độ các cuộc “giải cứu” nông sản ngày càng dày hơn đã kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền. Điều này cho thấy những bất cập trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản đang là rào cản lớn nhất hạn chế sự phát triển nông nghiệp.
Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (nay được thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai, đến nay các mối liên kết này vẫn chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả, chưa có nhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất nông sản ổn định. Đầu ra và giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào các khâu trung gian, tình trạng “Được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho hay, trong những năm qua, ngành bán lẻ đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, ngành bán lẻ đã tạo được cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Việc mở cửa thị trường mạnh mẽ với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy các nhà bán lẻ trong nước nỗ lực thay đổi và lớn mạnh.
Tuy nhiên, việc kết nối giữa các nhà bán lẻ và nhà sản xuất vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Nguyên nhân của tình trạng này, theo bà Loan, là do nhà bán lẻ thiếu các thông tin về nhà sản xuất, cũng như nhà sản xuất không có nhiều thông tin về các nhà bán lẻ. Sự thiếu chủ động của nhà sản xuất cũng khiến việc kết nối gặp khó khăn. Nhiều nhà sản xuất chỉ sản xuất theo năng lực mà không tìm hiểu nhu cầu thị trường đã dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, gây nên những cuộc giải cứu thời gian qua. Nền kinh tế mà cứ phụ thuộc vào việc giải cứu thì sẽ k bền vững.
Bàn về việc đưa hàng vào các kênh phân phối, bà Loan cho hay, với điều kiện đặc thù của Việt Nam, kênh bán lẻ truyền thống vẫn có đóng vai trò quan trọng và chiếm ưu thế hơn so với các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. “Việc đưa hàng vào siêu thị sẽ giúp mang lại hiệu quả cao cho việc quảng bá sản phẩm, nhưng hiệu quả kinh tế chưa hẳn đã bằng kênh truyền thống” – bà Loan nhấn mạnh.
Do đó, các hợp tác xã, nhà sản xuất không nhất thiết phải đưa hàng vào các kênh bán lẻ hiện đại mà cần đa dạng đầu ra cho sản phẩm. Trong đó, cần tận dụng kênh truyền thống trong tiêu thụ sản phẩm. Sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trong thời gian tới.
Theo Báo Hải Quan