Định hình vùng chuyên canh cây ăn trái bắc Tây nguyên
- Thứ tư - 13/06/2018 22:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những loại cây ăn quả đang được Gia Lai xác định chủ lực, chiến lược là sầu riêng, mít, cam, bơ, chuối, quýt, thanh long, xoài... Hàng chục ngàn nông dân trong tỉnh đã và đang trồng các loại cây này từ quy mô nhỏ vài sào cho đến hàng chục héc ta. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc trồng mắc ca, sầu riêng, bơ... xen canh trong các vườn cà phê cũng đã cho kết quả khả quan.
Tiềm năng lớn về rau, củ, quả
Với lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước tưới ổn định, Gia Lai là tỉnh đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển những vùng chuyên canh cây ăn quả lớn ở khu vực Tây nguyên. Toàn tỉnh hiện có 340 công trình thủy lợi; tổng đàn trâu bò hơn 400.000 con... Đây là những điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển ngành nông nghiệp sạch, bền vững và tạo nên những cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều địa phương như Chư Prông, Chư Sê, Đăk Đoa, Kbang…đang phát triển mạnh diện tích cây ăn trái. Giá cả tốt và thu được lâu năm, thương lái đến mua tận nhà là những thuận lợi, niềm tin để người dân đầu tư. Ngoài ra, Tập đoàn HAGL cũng đầu tư trồng gần 900 ha cây ăn trái tại Gia Lai. Riêng năm 2017 đã xuất khẩu gần 700 tấn trái cây sang các thị trường Trung Quốc, Thái Lan”.
Tháng 7.2018, cụm nhà máy chế biến các sản phẩm từ rau, củ quả với công suất trên 20.000 tấn/năm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) với vốn đầu tư hơn 297 tỉ đồng, đặt tại H.Mang Yang (Gia Lai), đi vào hoạt động sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi.
Tại tỉnh Kon Tum, H.Kon Plong với khí hậu, đất đai thuận lợi đang được định hướng phát triển các loại rau quả xứ lạnh phù hợp. Hiện đã có một số nhà đầu tư tiến hành sản xuất và xuất ra thị trường một số loại rau quả.
|
Định hình vùng chuyên canh cây ăn quả
Mới đây, Gia Lai đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên tổ chức hội thảo “Định hướng quy hoạch phát triển một số cây ăn quả: chuối, sầu riêng, cam, bơ phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu trên địa bàn Gia Lai đến năm 2021”.
TIN LIÊN QUAN
Vải thiều Đắk Lắk chín sớm cho lãi cao Ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, cho biết: “Người dân qua các phương tiện truyền thông, sự tư vấn chuyên môn của những cán bộ về nông nghiệp để chọn giống; có sự đầu tư đồng bộ quy trình, kỹ thuật thâm canh theo hướng bền vững; hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và chú ý sử dụng các chế phẩm sinh học, nguồn phân chuồng, vỏ cà phê, rơm rạ hoai mục…”.
Với định hướng cụ thể và cách làm thực tế như trên, các sản phẩm trái cây, rau quả từ Gia Lai có thể gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tự tin xuất ra thị trường những sản phẩm chất lượng, an toàn.
Theo thanhnien.vn