Doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo
- Thứ hai - 03/11/2014 04:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đó là nhận định của các đại biểu, chuyên gia ngành nông nghiệp tại hội thảo "Tăng cường vai trò của DN trong liên kết chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội" do Sở NN&PTNT Hà Nội vừa tổ chức.
Doanh nghiệp chưa mặn mà
Hà Nội hiện có 152.000 DN, trong đó có trên 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các DN này chủ yếu kinh doanh dịch vụ vật tư đầu vào và làm trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm. Gần đây, trên địa bàn TP đã xuất hiện một số DN tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP hiện nay cơ bản vẫn thực hiện theo hình thức "thuận mua vừa bán" nên thường xuyên xảy ra tình trạng "được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa". Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho rằng, tình trạng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, mối liên kết giữa DN và người sản xuất lỏng lẻo, không có sự chia sẻ lợi nhuận và rủi ro nên người sản xuất thường phá vỡ liên kết khi giá thành tăng đột biến, còn DN phá vỡ hợp đồng khi giá sản phẩm thấp, nguồn cung nhiều. Thứ hai, vẫn còn hiện tượng trà trộn các loại sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, cùng với đó là kỹ năng bán hàng và tư vấn chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng. Thứ ba, do người tiêu dùng thiếu thông tin về sản phẩm, chưa có phản hồi tích cực cho DN và người sản xuất.
Công ty CP Thực phẩm Minh Dương là DN chế biến nông sản đã nhiều năm thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp và đã đứng vững trên thị trường Hà Nội. Hiện nay, Công ty Minh Dương là đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trong tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn ẩm, tinh bột sắn, giong. Tuy nhiên, DN
cũng đang gặp khó khi "bắt tay" với người nông dân. "Rất nhiều lần DN phải trả lại sản phẩm cho người nông dân, bởi, không ít hộ vì lợi nhuận đã sử dụng hóa chất để rút ngắn thời gian sản xuất nguyên liệu" - đại diện Công ty CP Thực phẩm Minh Dương cho biết.
Gỡ vướng thế nào?
Ông Nguyễn Thành Lưu - Tổng Giám đốc Sàn giao dịch rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội cho rằng, vấn nạn lớn nhất trong sản xuất ngành nông nghiệp hiện tại là quá nhiều khâu trung gian trong chuỗi liên kết (cả đầu vào và đầu ra). Như vậy, giải pháp hình thành các hợp tác xã và các tổ hợp tác kiểu mới là vô cùng cần thiết của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới này cần mạnh dạn đề xuất với TP về chính sách đất sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành chuỗi. Bên cạnh đó, để huy động DN và nông dân tham gia chuỗi giá trị thì TP cũng cần xây dựng "lưới bảo vệ" cho cả DN và nông dân, chẳng hạn như Quy định pháp chế, bảo hiểm nông nghiệp...
Một trong những nguyên nhân khiến chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững là do giữa DN và nông dân đang mắc phải mâu thuẫn về giá bao tiêu và sản phẩm đầu ra. Do đó, để giải quyết mâu thuẫn này, theo bà Trần Thị Loan - Cục Kinh tế hợp tác & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho DN. Chẳng hạn như miễn tiền thuê đất xây dựng các nhà máy chế biến, hoàn thiện các hệ thống phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ kinh phí đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân...
Tại hội thảo, đại diện các DN bày tỏ mong muốn Sở NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Mặt khác, tổ chức các lớp đào tạo về chế biến các sản phẩm nông sản sạch, tổ chức cho các DN, các cơ sở tham quan, học tập, tham gia hội chợ, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước... Từ đó, giúp các DN tìm được thị trường tiêu thụ phù hợp, tự tin với định hướng của DN.
Doanh nghiệp chưa mặn mà
Hà Nội hiện có 152.000 DN, trong đó có trên 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các DN này chủ yếu kinh doanh dịch vụ vật tư đầu vào và làm trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm. Gần đây, trên địa bàn TP đã xuất hiện một số DN tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP hiện nay cơ bản vẫn thực hiện theo hình thức "thuận mua vừa bán" nên thường xuyên xảy ra tình trạng "được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa". Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho rằng, tình trạng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, mối liên kết giữa DN và người sản xuất lỏng lẻo, không có sự chia sẻ lợi nhuận và rủi ro nên người sản xuất thường phá vỡ liên kết khi giá thành tăng đột biến, còn DN phá vỡ hợp đồng khi giá sản phẩm thấp, nguồn cung nhiều. Thứ hai, vẫn còn hiện tượng trà trộn các loại sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, cùng với đó là kỹ năng bán hàng và tư vấn chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng. Thứ ba, do người tiêu dùng thiếu thông tin về sản phẩm, chưa có phản hồi tích cực cho DN và người sản xuất.
Người dân tìm hiểu, mua sản phẩm thuốc Nam (Ba Vì) tại Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2014 |
Các chuyên gia đều cho rằng, để hoạt động hỗ trợ kết nối DN - nông dân hiệu quả rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong thúc đẩy hình thành các tổ hợp tác, nhóm sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm để trong trường hợp cần thiết tham gia hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm. |
Gỡ vướng thế nào?
Ông Nguyễn Thành Lưu - Tổng Giám đốc Sàn giao dịch rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội cho rằng, vấn nạn lớn nhất trong sản xuất ngành nông nghiệp hiện tại là quá nhiều khâu trung gian trong chuỗi liên kết (cả đầu vào và đầu ra). Như vậy, giải pháp hình thành các hợp tác xã và các tổ hợp tác kiểu mới là vô cùng cần thiết của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới này cần mạnh dạn đề xuất với TP về chính sách đất sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành chuỗi. Bên cạnh đó, để huy động DN và nông dân tham gia chuỗi giá trị thì TP cũng cần xây dựng "lưới bảo vệ" cho cả DN và nông dân, chẳng hạn như Quy định pháp chế, bảo hiểm nông nghiệp...
Một trong những nguyên nhân khiến chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững là do giữa DN và nông dân đang mắc phải mâu thuẫn về giá bao tiêu và sản phẩm đầu ra. Do đó, để giải quyết mâu thuẫn này, theo bà Trần Thị Loan - Cục Kinh tế hợp tác & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho DN. Chẳng hạn như miễn tiền thuê đất xây dựng các nhà máy chế biến, hoàn thiện các hệ thống phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ kinh phí đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân...
Tại hội thảo, đại diện các DN bày tỏ mong muốn Sở NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Mặt khác, tổ chức các lớp đào tạo về chế biến các sản phẩm nông sản sạch, tổ chức cho các DN, các cơ sở tham quan, học tập, tham gia hội chợ, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước... Từ đó, giúp các DN tìm được thị trường tiêu thụ phù hợp, tự tin với định hướng của DN.
Theo ktdt.vn