Dự thảo NĐ mới về quản lý phân bón: Sẽ không còn “phân bón khác”

Dự thảo NĐ mới về quản lý phân bón: Sẽ không còn “phân bón khác”
Nghị định mới về quản lý phân bón sẽ xếp phân bón là loại hàng hóa sản xuất- kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp phải có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra, người buôn bán phân bón phải được tập huấn và cấp chứng nhận đủ điều kiện...

“Dị ứng” với... phân bón khác

Theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón (gọi tắt là Nghị định 202), các hạng mục phân bón gồm: Phân hóa học, phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi sinh và phân bón khác.

 du thao nd moi ve quan ly phan bon: se khong con “phan bon khac” hinh anh 1

Đạm Phú Mỹ là đơn vị có nhãn mác rõ ràng, thường xuyên có hoạt động hướng dẫn sử dụng phân bón cho nông dân.  Ảnh: Quốc Hải

Theo ông Nguyễn Trần Thức-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Cà Mau, hiện nay phân bón khác trên thị trường rất phức tạp, vì vậy tr

6 lĩnh vực về phân bón được phân cấp cho địa phương quản lý 

Đó là quản lý đóng gói, buôn bán, hướng dẫn sử dụng trên địa bàn, công bố sản phẩm hợp quy, xác nhận nội dung quảng cáo, thanh kiểm tra. Việc quản lý sẽ đi kèm với việc chịu trách nhiệm khi xảy ra tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên địa bàn. Để địa phương có đủ năng lực quản lý được, Bộ sẽ có thời gian chuyển tiếp là 2 năm.

 

ong nghị định mới nên quy định rõ phân bón khác là phân bón gì. Nếu không thì không đưa vào vì quản lý sẽ rất khó. “Bản thân tôi cũng rất băn khoăn vì trên 90% sản phẩm trên thị trường hiện nay là phân hóa học, phân vô cơ, một phần nhỏ nữa là phân hữu cơ, phân vi sinh. Vậy phân bón khác thuộc nhóm nào? Làm thế nào để xác định thì mới có thể quản lý tốt được” - ông Thức nói.

Đây cũng là băn khoăn của hầu hết các cơ quan quản lý phân bón khu vực phía Nam khi đề cập đến mục “phân bón khác” như trong nghị định. Đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho hay, chính quy định “phân bón khác” đã dẫn đến thị trường tràn ngập các sản phẩm đá vôi, vôi tôi, đất sét… nhưng nghiễm nhiên ghi nhập nhèm giữa phân lân và phân trung - vi lượng.

“Hầu hết chất lượng các sản phẩm này rất kém, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thậm chí gần như không có, gây thiệt hại lớn cho nông dân và khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý của lực lượng chức năng. Chính vì vậy, nghị định mới thay thế nếu không quy định rõ vấn đề này thì nên bỏ luôn” -  đại diện tỉnh Bình Thuận đề nghị.

Về những ý kiến này, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT) - đơn vị được giao là cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón theo nghị định mới khẳng định trong nghị định mới ra đời sẽ không còn mục “phân bón khác” nữa mà sẽ quy định cụ thể đối với từng loại phân bón.

Bên cạnh đó, ý kiến từ Sở NNPTNT các tỉnh thành như An Giang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An... cũng ý kiến về đề xuất người buôn bán phân bón phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện. Ông Nguyễn Thành Lộc-đại diện Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho rằng: “Hiện nay đa số các đại lý bán thuốc BVTV đều có kèm luôn bán phân bón, nếu phân chia thành 2 giấy thì sẽ rất khó quản lý vì vậy nên nhập 2 giấy chứng nhận lại làm 1 để khỏi vướng mắc về hành chính và quản lý”.

Không để tình trạng mỗi nơi một kiểu

Trong khi đó, thay vì góp ý cho dự thảo nghị định về quản lý phân bón thay thế cho Nghị định 202, đại diện các doanh nghiệp lại lên tiếng “tố khổ".

Ông La Ngọc Đức - đại diện Công ty Ngọc Tùng (tỉnh Long An) chia sẻ về việc suýt “bỏ của chạy lấy người” dù đã bỏ ra gần 10 triệu USD đầu tư nhà máy phân bón tại tỉnh Long An. Theo ông Đức, việc quy định không rõ ràng thế nào là phân bón đạt chất lượng, thế nào nào kém chất lượng và việc xử phạt cũng không nghiêm minh khiến những doanh nghiệp làm ăn chân chính nản lòng.

“Có lần phân bón chúng tôi sản xuất chỉ thiếu 0,5% so với chỉ tiêu công bố, nhưng bị xử phạt như những đơn vị thiếu 70-80% ở mức 40-50 triệu đồng. Thậm chí có những anh quản lý thị trường cố tình muốn làm sai lệch kết quả kiểm nghiệm đối với phân trộn khiến chúng tôi khổ không thể tả. Vì vậy, tôi kiến nghị nên có hình thức xử phạt lũy tiến đối với hành vi làm phân bón giả, kém chất lượng; đồng thời nên cho chúng tôi mời đơn vị trung gian để kiểm nghiệm chất lượng phân bón thì mới công bằng, chúng tôi sẵn sàng trả chi phí cho việc này” -  ông Đức nói.

Thậm chí ngay với doanh nghiệp lớn là Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng gặp phải tình trạng kể trên. Theo ông Phan Văn Tâm - Giám đốc Marketing của Bình Điền, cơ quan chức năng khi lấy mẫu kiểm nghiệm ở các cửa hàng thì không cho doanh nghiệp tham gia nhưng sau đó lại gửi kết quả về.

"Chúng tôi đâu có biết có phải là mẫu phân bón của mình hay không khi nhận được kết quả?” - ông Tâm đặt câu hỏi.

Ngoài ra, ông Tâm cũng góp ý về việc dự thảo nghị định mới quy định những phân bón không có trong danh mục thì không được xuất khẩu, bản thân Bình Điền là doanh nghiệp xuất khẩu làm theo đơn đặt hàng, công thức của nước ngoài thì sẽ vướng quy định.

Trả lời ý kiến doanh nghiệp đã nêu, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định, nghị định sau khi sửa đổi sẽ là quy định, quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc ghi nhãn mác, quảng cáo phân bón, không để tình trạng mỗi nơi một kiểu tràn lan như hiện nay. Đồng thời, quản lý chặt chẽ hơn điều kiện đăng ký sản xuất, chất lượng sản phẩm; điều kiện kinh doanh phân bón, chế tài xử phạt và phân cấp rõ ràng cho các địa phương. 

Theo Quốc Hải/ Dân Việt