Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính: Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ
- Thứ ba - 24/07/2018 11:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đóng góp gần 20% tổng thu ngân sách của cả nước
Theo Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Vũ Duy Tuấn, sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, không gian sản xuất kinh doanh của Hà Nội được mở rộng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm (cách tính cũ là 9,51%) và nhiều chỉ tiêu tăng từ 2 - 3 lần như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)/người tăng 2,3 lần, thu nhập bình quân đầu người của nông dân tăng 2,92 lần, thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần…
Với những kết quả này đã tiếp tục khẳng định Hà Nội có vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng với kinh tế cả nước. Cụ thể, Hà Nội có diện tích 21,2% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng đóng góp GRDP tới 51,1% và đóng góp thu ngân sách tới 54,1%. So với cả nước, Hà Nội có diện tích chỉ chiếm 1%, dân số chiếm 8,1% nhưng đóng góp GRDP tới 16,46%, đóng góp về thu ngân sách tới 19,05%.
Bên cạnh đó, giá trị văn hoá truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hoá Tràng An, văn hoá xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy, lan tỏa. Đặc biệt, không gian đô thị phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tạo nên diện mạo mới sau 10 năm phát triển. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành. TP cũng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án như: Công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia... Thực tế phát triển của Thủ đô trong 10 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Với những kết quả này đã tiếp tục khẳng định Hà Nội có vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng với kinh tế cả nước. Cụ thể, Hà Nội có diện tích 21,2% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng đóng góp GRDP tới 51,1% và đóng góp thu ngân sách tới 54,1%. So với cả nước, Hà Nội có diện tích chỉ chiếm 1%, dân số chiếm 8,1% nhưng đóng góp GRDP tới 16,46%, đóng góp về thu ngân sách tới 19,05%.
Bên cạnh đó, giá trị văn hoá truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hoá Tràng An, văn hoá xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy, lan tỏa. Đặc biệt, không gian đô thị phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tạo nên diện mạo mới sau 10 năm phát triển. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành. TP cũng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án như: Công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia... Thực tế phát triển của Thủ đô trong 10 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Đẩy mạnh kết nối hạ tầng giữa trung tâm với ngoại thành
Tại hội nghị, trả lời câu hỏi của báo chí về việc làm thế nào để giảm quá tải tại các bệnh viện trong nội đô, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, trước tiên là phải tăng cường tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đầu tư xây dựng mới, cải tạo các bệnh viện tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu điều trị. Hiện, 86% trạm y tế của Hà Nội đã có bác sỹ.
Đối với vấn đề giãn dân nội đô ra khu vực ngoại thành, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị của TP còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện TP đang tập trung hàng loạt giải pháp và hy vọng trong thời gian tới vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả hơn.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, muốn giãn dân ra khỏi nội đô, trước mắt phải quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân như: Nước sạch, xử lý rác thải… Đây là các vấn đề mà Hà Nội đã và đang triển khai quyết liệt. Tới đây, Hà Nội sẽ đưa 3 nhà máy nước sạch mới với công suất lớn vào vận hành để tăng thêm nguồn cung cấp nước sạch không chỉ ở khu vực nội thành mà hướng tới 2020 thì 100% dân ngoại thành cũng được dùng nước sạch. Ngoài ra, TP cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chủ trương như: Giãn các bệnh viện, trường đại học ra ngoại thành và trụ sở cơ quan làm việc của các bộ, ngành ra khỏi trung tâm TP.
Về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, TP đang xây dựng và hoàn thiện. Sắp tới TP sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu DN, đất đai… Đối với vấn đề xây dựng chính quyền điện tử, TP đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục… Mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới xây dựng TP thông minh.
Đặc biệt, tới đây, TP sẽ tiếp tục tập trung xây dựng các đường vành đai, trục hướng tâm. Trong đó, có QL6, đường 21 đi Sơn Tây sẽ được mở rộng; trục Hoàng Quốc Việt kéo dài lên Bắc Từ Liêm, Đan Phượng; trục hướng tâm nữa là qua cầu Tứ Liên nối lên Đông Anh... Điều này sẽ tạo sự kết nối giữa khu vực trung tâm với ngoại thành.
Tại hội nghị, trả lời câu hỏi của báo chí về việc làm thế nào để giảm quá tải tại các bệnh viện trong nội đô, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, trước tiên là phải tăng cường tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đầu tư xây dựng mới, cải tạo các bệnh viện tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu điều trị. Hiện, 86% trạm y tế của Hà Nội đã có bác sỹ.
Đối với vấn đề giãn dân nội đô ra khu vực ngoại thành, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, thời gian qua, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị của TP còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện TP đang tập trung hàng loạt giải pháp và hy vọng trong thời gian tới vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả hơn.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP, muốn giãn dân ra khỏi nội đô, trước mắt phải quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân như: Nước sạch, xử lý rác thải… Đây là các vấn đề mà Hà Nội đã và đang triển khai quyết liệt. Tới đây, Hà Nội sẽ đưa 3 nhà máy nước sạch mới với công suất lớn vào vận hành để tăng thêm nguồn cung cấp nước sạch không chỉ ở khu vực nội thành mà hướng tới 2020 thì 100% dân ngoại thành cũng được dùng nước sạch. Ngoài ra, TP cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chủ trương như: Giãn các bệnh viện, trường đại học ra ngoại thành và trụ sở cơ quan làm việc của các bộ, ngành ra khỏi trung tâm TP.
Về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, TP đang xây dựng và hoàn thiện. Sắp tới TP sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu DN, đất đai… Đối với vấn đề xây dựng chính quyền điện tử, TP đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục… Mục tiêu là xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới xây dựng TP thông minh.
Đặc biệt, tới đây, TP sẽ tiếp tục tập trung xây dựng các đường vành đai, trục hướng tâm. Trong đó, có QL6, đường 21 đi Sơn Tây sẽ được mở rộng; trục Hoàng Quốc Việt kéo dài lên Bắc Từ Liêm, Đan Phượng; trục hướng tâm nữa là qua cầu Tứ Liên nối lên Đông Anh... Điều này sẽ tạo sự kết nối giữa khu vực trung tâm với ngoại thành.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng, sự phát triển vượt bậc của Hà Nội trong 10 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa lịch sử, thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất Cũng tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Hà Nội sẽ được Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức trọng thể vào sáng 28/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Tại lễ kỷ niệm này, TP sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng và dự kiến sẽ có khoảng 2.500 đại biểu tham dự. |
Theo Kinh tế đô thị