Hợp tác đưa nông sản sạch về Hà Nội
- Thứ sáu - 01/12/2017 22:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đó là nhận định chung được đưa ra trong buổi làm việc vừa qua giữa Sở NN&PTNT Hà Nội với Sở NN&PTNT các tỉnh Vĩnh Long và Lào Cai.
Vẫn nhiều vướng mắc
Với lợi thế nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm nông nghiệp của Vĩnh Long khá phong phú. Những sản phẩm chủ lực như bưởi Năm Roi, cam sành Tam Bình, chôm chôm Tích Thiện, khoai lang tím, lúa gạo... Còn tỉnh Lào Cai lại nổi tiếng với những đặc sản của miền núi Tây Bắc như mận Tam Hoa, cải Mèo, hoa… Đây đều là những sản phẩm được thị trường Hà Nội ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình kết nối đưa nông sản an toàn về Hà Nội tiêu thụ vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Theo bà Hoàng Thị Anh – Giám đốc Công ty CP Phát triển Siêu thị Hà Nội HAPRO GROUP cho biết: Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người dân Hà Nội là rất lớn. Tuy nhiên, để hàng hóa vào được siêu thị cần có những tiêu chuẩn bắt buộc. Đó là phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác… Trong khi đó, đa phần sản phẩm từ các tỉnh, thành đưa về không đáp ứng được những yêu cầu trên.
Với lợi thế nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm nông nghiệp của Vĩnh Long khá phong phú. Những sản phẩm chủ lực như bưởi Năm Roi, cam sành Tam Bình, chôm chôm Tích Thiện, khoai lang tím, lúa gạo... Còn tỉnh Lào Cai lại nổi tiếng với những đặc sản của miền núi Tây Bắc như mận Tam Hoa, cải Mèo, hoa… Đây đều là những sản phẩm được thị trường Hà Nội ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình kết nối đưa nông sản an toàn về Hà Nội tiêu thụ vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Theo bà Hoàng Thị Anh – Giám đốc Công ty CP Phát triển Siêu thị Hà Nội HAPRO GROUP cho biết: Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người dân Hà Nội là rất lớn. Tuy nhiên, để hàng hóa vào được siêu thị cần có những tiêu chuẩn bắt buộc. Đó là phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác… Trong khi đó, đa phần sản phẩm từ các tỉnh, thành đưa về không đáp ứng được những yêu cầu trên.
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm cho biết: Thời gian qua, địa phương đã tích cực ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất cũ nên người dân chưa ý thức trang bị nhãn mác, hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ông Liêm cũng đưa ra cam kết, trong thời gian tới địa phương sẽ tăng cường giám sát, yêu cầu các đơn vị nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn cung ứng cho Hà Nội.
Tăng cường liên kết
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, Hà Nội là một trong những TP có nhu cầu lớn nhất cả nước về lương thực, thực phẩm. Ngoài 10 triệu người đang cư trú thường xuyên, trung bình hàng năm Hà Nội còn đón thêm khoảng 20 triệu lượt du khách. Tuy nhiên, nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ mới đáp ứng khoảng từ 40 – 60% nhu cầu. Mặt khác, do điều kiện thời tiết nên sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội chỉ được cung cấp theo mùa. Vì vậy, để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, Hà Nội rất cần mở rộng hợp tác liên kết với các tỉnh, thành để đưa nông sản sạch về tiêu thụ.
Theo ông Tường, để việc trao đổi hàng hóa thuận tiện, các nhà quản lý, DN và người sản xuất cần tăng cường liên kết, trao đổi thông tin. Phải tạo điều kiện để gắn kết, giảm khoảng cách giữa nhà sản xuất với DN tiêu thụ. Từ đó nhà sản xuất sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, do khoảng cách địa lý, nên các DN đầu mối cần chú trọng trong khâu bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, cần trang bị nhãn mác, bao bì để nâng cao giá trị sản phẩm. Ông Tường khẳng định, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện tốt nhất để sản phẩm nông sản sạch từ các tỉnh, thành được đưa về tiêu thụ thuận lợi tại Thủ đô.
NGUYỄN NGA/kinhtedothi.vn