Hưng Yên xây dựng vùng sản xuất nhãn lồng có thương hiệu
- Chủ nhật - 14/05/2017 10:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên vừa hoàn thành dự án "Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên".
Mục tiêu của dự án nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển lâu dài loài cây đặc sản này, để tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Dự án được triển khai từ năm 2016, đã xác định được bản đồ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên với diện tích 3.500 ha.
Giới hạn vùng phân bố chỉ dẫn địa lý được xác định gồm 64 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên. Đây là những khu vực trồng nhãn tập trung, chất lượng tốt của toàn tỉnh. Theo đó, dự án đã xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý Hưng Yên cho sản phẩm nhãn lồng với các đặc điểm về hình thái và chất lượng của loại cây đặc sản này.
Trong đó, nhãn Hưng Yên được chia thành 3 nhóm chính: Chín sớm, chính vụ và chín muộn. Qua khảo sát, hầu hết các chỉ tiêu hình thái, chất lượng quả của nhãn Hưng Yên như: Trọng lượng, chiều cao, đường kính, độ dày cùi, độ đường, mẫu mã đều có đặc thù và giá trị lớn hơn so với các giống nhãn khác ở Hà Nội, Bắc Giang, Sơn La.
Theo Tiến sỹ Trần Minh Tiến - Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nhãn lồng Hưng Yên là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các cơ chế, chính sách đầu tư bảo tồn nguồn giống, phát triển vùng sản xuất nhãn lồng trên các vùng địa lý tương đồng, mở rộng vùng địa danh tương ứng với chỉ dẫn địa lý, tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Ngô Xuân Thái, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hưng Yên cho biết, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm của cây nhãn, xây dựng lên vùng sản xuất nhãn có thương hiệu, khẳng định tính nhất quán của sản phẩm nổi tiếng đã qua nhiều thế hệ. Đồng thời, dự án được thành công sẽ là mô hình điểm để nhân rộng về xây dựng chỉ dẫn địa lý, nâng cáo giá trị cho các sản phẩm đặc trưng khác của tỉnh Hưng Yên.
Hiện Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục xây dựng các quy trình quản lý và sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên; quy trình kỹ thuật canh tác và bảo quản, kiểm soát chất lượng sản phẩm, xây dựng được hệ thống nhận diện (tem, nhãn, bao bì sản phẩm) và các phương tiện quảng bá sản phẩm; xây dựng hệ thống các văn bản làm cơ sở cho việc quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Một hộ nông dân trồng nhãn, làm kinh tế giỏi ở thành phố Hưng Yên. Ảnh Đình Huệ/TTXVN |
Trong đó, nhãn Hưng Yên được chia thành 3 nhóm chính: Chín sớm, chính vụ và chín muộn. Qua khảo sát, hầu hết các chỉ tiêu hình thái, chất lượng quả của nhãn Hưng Yên như: Trọng lượng, chiều cao, đường kính, độ dày cùi, độ đường, mẫu mã đều có đặc thù và giá trị lớn hơn so với các giống nhãn khác ở Hà Nội, Bắc Giang, Sơn La.
Theo Tiến sỹ Trần Minh Tiến - Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nhãn lồng Hưng Yên là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các cơ chế, chính sách đầu tư bảo tồn nguồn giống, phát triển vùng sản xuất nhãn lồng trên các vùng địa lý tương đồng, mở rộng vùng địa danh tương ứng với chỉ dẫn địa lý, tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Ngô Xuân Thái, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hưng Yên cho biết, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm của cây nhãn, xây dựng lên vùng sản xuất nhãn có thương hiệu, khẳng định tính nhất quán của sản phẩm nổi tiếng đã qua nhiều thế hệ. Đồng thời, dự án được thành công sẽ là mô hình điểm để nhân rộng về xây dựng chỉ dẫn địa lý, nâng cáo giá trị cho các sản phẩm đặc trưng khác của tỉnh Hưng Yên.
Hiện Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục xây dựng các quy trình quản lý và sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên; quy trình kỹ thuật canh tác và bảo quản, kiểm soát chất lượng sản phẩm, xây dựng được hệ thống nhận diện (tem, nhãn, bao bì sản phẩm) và các phương tiện quảng bá sản phẩm; xây dựng hệ thống các văn bản làm cơ sở cho việc quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.