Huyện Quốc Oai: Nhiều mô hình sản xuất doanh thu hàng tỷ đồng
- Thứ năm - 26/07/2018 22:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiện nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai có hơn 400 trang trại có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, ngoài ra còn các mô hình có doanh thu vài trăm triệu đồng. Đơn cử, trang trại của anh Nguyễn Văn Lâm, xã Cấn Hữu có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm. Anh Lâm nhớ lại, trước đây do diện tích đất chật hẹp lại xen lấn trong khu dân cư nên làm gì cũng khó.
Tuy nhiên cơ hội đã đến với gia đình anh khi địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa và quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Ngoài diện tích thuê của xã, anh còn nhận thêm ruộng của các hộ bên cạnh để mở rộng trang trại. Hiện trang trại của anh đang chăn nuôi 3 vạn gà đẻ trứng và 300 con lợn theo chuỗi khép kín. Hay mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đất nông nghiệp sang trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản ở xã Đại Thành cũng cho thu nhập bình quân 350 triệu đồng/ha/năm...
Đến thời điểm này, huyện Quốc Oai đã dồn điền đổi thửa đạt hơn 4.000ha thuộc 16 xã; tổng số thửa bình quân giảm từ 8,2 thửa/hộ xuống còn 1,6 thửa/hộ. Song song với đó, huyện đã thực hiện quy hoạch và nâng cấp 6.104km đường giao thông nội đồng và 562km kênh mương, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. |
Ông Nguyễn Huy Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Thành phấn khởi cho biết: Với diện tích gần 130ha, năm 2016, các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã cho doanh thu gần 215 tỷ đồng. Đặc biệt, địa phương còn được huyện tập trung phát triển vùng chuyên canh nhãn chín muộn với diện tích gần 200ha. Năm 2016, xã Đại Thành đã xuất khẩu sang Malaysia được 5 tấn nhãn. Cùng với thu hoạch quả, người dân còn kết hợp nuôi ong lấy mật mang lại giá trị hơn 7 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quang Thắm - Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai cho biết: Trong giai đoạn 2016 – 2018, huyện đã phê duyệt 14 đồ án quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và 3 phương án chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, với tổng diện tích 2.811ha. Việc hoàn thành quy hoạch và triển khai chuyển đổi đã tạo điều kiện thuận lợi để các DN, HTX và các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng sản xuất có thế mạnh, sản phẩm đặc sản có tính cạnh tranh cao gắn với xây dựng nhãn hiệu sản phẩm như nhãn chín muộn Đại Thành, trứng an toàn Cấn Hữu, gà đồi thả vườn Đông Yên…
Thành công của những mô hình trên phần nào đã khẳng định được tính đúng đắn từ chủ trương, chính sách và cách làm của huyện Quốc Oai trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Bí thư Huyện ủy Quốc Oai Nguyễn Văn Thọ cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở những vùng chuyển đổi. Bên cạnh đó có những chính sách khuyến khích để kêu gọi các nhà đầu tư, DN vào đầu tư sản xuất tại các vùng chuyển đổi này.
Ông Nguyễn Quang Thắm - Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai cho biết: Trong giai đoạn 2016 – 2018, huyện đã phê duyệt 14 đồ án quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và 3 phương án chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, với tổng diện tích 2.811ha. Việc hoàn thành quy hoạch và triển khai chuyển đổi đã tạo điều kiện thuận lợi để các DN, HTX và các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng sản xuất có thế mạnh, sản phẩm đặc sản có tính cạnh tranh cao gắn với xây dựng nhãn hiệu sản phẩm như nhãn chín muộn Đại Thành, trứng an toàn Cấn Hữu, gà đồi thả vườn Đông Yên…
Thành công của những mô hình trên phần nào đã khẳng định được tính đúng đắn từ chủ trương, chính sách và cách làm của huyện Quốc Oai trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Bí thư Huyện ủy Quốc Oai Nguyễn Văn Thọ cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở những vùng chuyển đổi. Bên cạnh đó có những chính sách khuyến khích để kêu gọi các nhà đầu tư, DN vào đầu tư sản xuất tại các vùng chuyển đổi này.