Khấm khá nhờ được học nghề
- Thứ hai - 16/10/2017 04:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thu nhập cao từ chuyển đổi sản xuất
Mô hình trồng cây ăn quả của chị Vương Thị Hảo ở thôn Dậu 2, xã Di Trạch là một trong những điển hình về chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Hoài Đức. Chị Hảo hồ hởi khoe, sau khi được học lớp đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chị đã mạnh dạn thay đổi cách làm truyền thống. Theo đó, vợ chồng chị thuê lại các mảnh ruộng liền kề của những hộ dân bỏ trống, vun thành từng luống cao để trồng cây ăn quả gồm ổi, táo, đu đủ. Đến nay, với tổng cộng 7 mẫu đất, chị Hảo trồng 600 gốc ổi, 300 cây táo và đu đủ, mỗi năm thu nhập 400 – 500 triệu đồng.
Mô hình trồng cây ăn quả của chị Vương Thị Hảo ở thôn Dậu 2, xã Di Trạch là một trong những điển hình về chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Hoài Đức. Chị Hảo hồ hởi khoe, sau khi được học lớp đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chị đã mạnh dạn thay đổi cách làm truyền thống. Theo đó, vợ chồng chị thuê lại các mảnh ruộng liền kề của những hộ dân bỏ trống, vun thành từng luống cao để trồng cây ăn quả gồm ổi, táo, đu đủ. Đến nay, với tổng cộng 7 mẫu đất, chị Hảo trồng 600 gốc ổi, 300 cây táo và đu đủ, mỗi năm thu nhập 400 – 500 triệu đồng.
Đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm
Hiện trên địa bàn Hoài Đức, số lao động làm nông nghiệp còn rất ít. Diện tích đất nông nghiệp cũng dần thu hẹp để dành cho các công trình. Chiến lược của huyện tập trung vào phát triển kinh tế dịch vụ nên công tác đào tạo nghề cho LĐNT và giải quyết việc làm luôn được lãnh đạo huyện quan tâm. Bởi vậy, từ năm 2005, dù chưa có đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Hoài Đức đã thành lập trung tâm dạy nghề hỗ trợ bà con chuyển đổi công việc sau khi bị thu hồi đất.
Khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1956 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, huyện Hoài Đức xây dựng một Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2020. Đồng thời, xây dựng kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm từng năm, giao chỉ tiêu tới UBND các xã, thị trấn. Bà Nguyễn Thị Kim Thư - Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Hoài Đức thông tin: “Từ năm 2010 đến nay, huyện mở được 115 lớp đào tạo cho gần 4.000 học viên với nhiều nghề đa dạng. Hiện nay, hầu hết các học viên đều có thể tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”.
Không chỉ thế, Hoài Đức có tổng số 53 làng thì 52 làng có nghề. Mỗi làng lại có một nghề khác nhau, nhưng huyện cố gắng theo sát tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với bà con địa phương. Qua đó, để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ huyện nông nghiệp sang đô thị hóa cũng như giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp cho LĐNT ở những xã bị thu hồi đất. “Từ khi có các lớp đào tạo nghề, người dân các làng được hỗ trợ đã tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập tốt, nhiều hộ doanh thu lên tới 400 – 500 triệu đồng năm. Thu nhập bình quân đầu người mỗi năm đạt 30 triệu đồng” – bà Kim Thư nhấn mạnh.
Theo bà Thư, hiện nay huyện Hoài Đức đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2017 – 2020 theo Quyết định 1956 cho 1.490 người. Trong đó, nghề nông nghiệp có 620 người và 870 người học nghề phi nông nghiệp. 680 lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn này cũng sẽ được hỗ trợ học nghề. Lãnh đạo huyện khẳng định, tiếp tục tổ chức các lớp khuyến công, khuyến nông, tập huấn, truyền nghề, tạo việc làm cho người lao động. Đây là giải pháp trọng yếu nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Theo Thuỷ Trúc/ Kinh tế đô thị