Kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm giao mùa
- Thứ hai - 01/10/2018 06:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Đông Anh. Ảnh: Lâm Nguyễn |
4 nguy cơ dịch bệnh
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong 8 tháng đầu năm 2018, trên cả nước xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại TP Hải Phòng và Nghệ An. Tổng số gia cầm mắc bệnh tại các địa phương là 13.125 con. Đối với bệnh lở mồm long móng, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch type O tại 3 huyện thuộc tỉnh Sơn La. Khoảng 612 con gia cầm của tỉnh này đã mắc bệnh và bị tiêu hủy. Trong khi đó, tại huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) ngày 25/6, đã phát hiện 1 ổ dịch tai xanh trên lợn, trên 20 con đã được cách ly và xử lý kịp thời.
Hiện nay, đáng lo ngại nhất là bệnh dại. Theo thống kê trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có tới 50 người bị mắc bệnh dại và cả 50 người đều đã bị tử vong. Hà Nội cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng khi đã ghi nhận 3 trường hợp bị tử vong do bệnh dại từ đầu năm.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngoài bệnh dại, các bệnh dịch khác trên đàn gia súc, gia cầm được các đơn vị có liên quan phối hợp kiểm soát tương đối hiệu quả. Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn TP không để xảy ra các ổ bệnh dịch nghiêm trọng và lây lan diện rộng trên đàn vật nuôi.
Chủ động phòng, chống
Thời tiết giao mùa khiến những nguy cơ dịch bệnh phát sinh cao. Nguyên nhân bởi nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tăng cao. Vì vậy, nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm cũng tăng cao. Các ổ dịch lở mồm long móng chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vaccine, các địa phương có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ chưa được tiêm phòng triệt để. Các ổ dịch tai xanh trên lợn nhiều khả năng sẽ xuất hiện trên địa bàn có ổ dịch cũ. Trong khi nguy cơ bệnh dại cũng không thể xem nhẹ do công tác quản lý đàn chó nuôi tại nhiều địa phương theo đánh giá hiện nay là còn nhiều hạn chế, bởi vẫn còn tới 18/63 tỉnh, TP không có báo cáo về số lượng đàn chó nuôi…
Hiện nay, đáng lo ngại nhất là bệnh dại. Theo thống kê trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có tới 50 người bị mắc bệnh dại và cả 50 người đều đã bị tử vong. Hà Nội cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng khi đã ghi nhận 3 trường hợp bị tử vong do bệnh dại từ đầu năm.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngoài bệnh dại, các bệnh dịch khác trên đàn gia súc, gia cầm được các đơn vị có liên quan phối hợp kiểm soát tương đối hiệu quả. Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn TP không để xảy ra các ổ bệnh dịch nghiêm trọng và lây lan diện rộng trên đàn vật nuôi.
Chủ động phòng, chống
Thời tiết giao mùa khiến những nguy cơ dịch bệnh phát sinh cao. Nguyên nhân bởi nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tăng cao. Vì vậy, nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm cũng tăng cao. Các ổ dịch lở mồm long móng chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vaccine, các địa phương có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ chưa được tiêm phòng triệt để. Các ổ dịch tai xanh trên lợn nhiều khả năng sẽ xuất hiện trên địa bàn có ổ dịch cũ. Trong khi nguy cơ bệnh dại cũng không thể xem nhẹ do công tác quản lý đàn chó nuôi tại nhiều địa phương theo đánh giá hiện nay là còn nhiều hạn chế, bởi vẫn còn tới 18/63 tỉnh, TP không có báo cáo về số lượng đàn chó nuôi…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn gia cầm cả nước hiện khoảng 385 triệu con (trong đó, đàn gà chiếm tới 76%). Tổng đàn lợn khoảng 28 triệu con, đàn trâu, bò khoảng 8,2 triệu con… Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng ở tốp đầu của cả nước với khoảng 26 triệu con gia cầm, đàn lợn 2 triệu con, trâu bò 180.000 con, đàn dê 14.750 con… |
Về lâu dài, ông Hà Công Tuấn cho biết, Bộ tiếp tục tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa phát triển bền vững. Phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản… thực hiện các chương trình giám sát cúm gia cầm, bệnh dại, lở mồm long móng… Đồng thời, triển khai Chương trình quốc gia giám sát bệnh cúm gia cầm nhằm thực hiện đồng bộ công tác này từ T.Ư đến các địa phương.