Kỹ thuật mới trong canh tác vườn

Kỹ thuật mới trong canh tác vườn
Để canh tác cây ăn trái có hiệu quả, nhiều nhà vườn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận dụng các thiết bị, công cụ để biết được chất lượng đất, từ đó có các giải pháp và cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
08-33-11_nh_1_hien_ny_nong_dn_p_dung_nhieu_tien_bo_khkt_trong_sx_cy_n_tri_nhm_nng_co_nng_sut_v_cht_luong_sn_phm
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật SX cây ăn trái nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường ĐH Cần Thơ), đất cũng sinh ra, phát triển và già đi nên trong quá trình canh tác cần phải thường xuyên xét duyệt và chẩn đoán. 

Để chẩn đoán được “sức khỏe” của đất phải dựa trên 4 tiêu chí cơ bản: Đầu tiên là qua chỉ số pH để biết được loại đất đó có phù hợp với cây trồng hay không, ua pH để xem đất có tạp chất hay không, chẩn đoán qua vi sinh vật trong đất, chính bản chất của cái chua gây xót rễ. Khi bón đạm nhiều sẽ làm cho đất bị “stress”, đất chua, mặn, nghèo hữu cơ. Từ đó giảm mật số vi khuẩn có lợi, tăng nấm bệnh... làm đất nhiễm bệnh, chết cây. Để vườn cây sinh trưởng tốt phải điều chỉnh lại lượng phân bón phù hợp.

TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách - Bến Tre cho biết, đất có sức sống mạnh hay yếu đều phụ thuộc vào độ pH. Khi bón phân đảm bảo kỹ thuật nhưng cây chậm đáp ứng với phân bón, bệnh xuất hiện nhiều thì phải tiến hành kiểm tra rễ, đất và dùng phương tiện để đo.

Thông thường, bà con có thể sử dụng các máy đo được bán trên thị trường để đo, nhưng đa phần máy không chính xác. Vì vậy chỉ nên thử với giấy quỳ. Nếu thấy vườn sầu riêng bị cháy lá trong mùa nắng, trong thời điểm mang trái thì bà con phải xử lý vườn và tăng độ chua lên để vườn phát triển lại.

Các loại giấy đo pH đều có bảng so màu kèm theo. Đo bằng giấy này bà con có thể biết được đất vườn bị chua hay bị kiềm, nếu đo giấy chuyển từ màu cam sang màu đỏ đậm tức là đất bị chua.

Để cải tạo đất vườn, đầu tiên phải làm thông thoáng và phải dùng công cụ để xới. Tuy nhiên, trong thực tế xới sâu rất khó nên phải có thời gian cải tạo lâu dài, sau đó bón vôi để đất vừa có dinh dưỡng vừa hạn chế nấm bệnh và tăng độ pH. Khi bón phải dùng nước tưới để vôi thấm xuống đất. Nên bón vào đầu và cuối mùa mưa để vôi thấm sâu. Đặc biệt phải bón phân hữu cơ và giữ độ ẩm thích hợp.

08-33-11_nh_2_de_vuon_cy_n_tri_sinh_truong_tot_yeu_to_qun_trong_l_viec_chon_v_su_dung_phn_bon_so_cho_phu_hop_tung_loi_cy_trong
Để vườn cây ăn trái sinh trưởng tốt, yếu tố quan trọng là việc chọn và sử dụng phân bón sao cho phù hợp từng loại cây trồng.

Kỹ sư Phạm Văn Huy, Cty Behn Meyer cho biết, thông qua quá trình xử lý mô, lên líp từ đất trồng lúa, đất nhiễm phèn thì phải lên líp, mô tương đối cao để tăng độ thông thoáng, rửa đẹp phèn. Khi lên mô phải xử lý được mầm bệnh dưới môi trường đất, khoảng 10 ngày tiến hành xử lý vôi để diệt nấm bệnh và tăng pH đất trong môi trường cấy mô. Sau khi xử lý vôi khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành xử lý phân nền, đẩy mạnh thành phần hữu cơ để cố định lại pH. 

Để giải quyết vấn đề về đất, bà con có thể sử dụng sản phẩm Growel 3-3-3 với thành phần hữu cơ là 40% được xử lý trung, vi lượng và Trichoderma. Đối với cây sầu riêng, phân nền lót khoảng 2kg theo các tán mô, nếu lên mô đối với sầu riêng ở dưới lên khoảng 2,2m, từ mặt líp lên 1,4m và chiều ngang khoảng 1,2m, xả rãnh thông thoáng. Sau đó tiếp tục hỗ trợ một ít phân vô cơ để cây phát triển, trong 1 mô chỉ bỏ vài hột.

"Đa phần những dòng sản phẩm của Cty BM như phân bón lót là dòng Entec 25-15 với thành phần đạm 15%, lân 25% thì lân tái tạo bộ rễ, đạm kép Nitrat và Amon trong môi trường gốc. Lợi ích của dòng phân này khi bón, cây sẽ hấp thu từ từ. Nếu bón đạm 1 lá, vô tình cây hấp thu không hết, còn tồn dư bên trong sẽ làm cây bị yếu và chậm phát triển, giống như giống sầu rieng Ri6 thì ăn lan, Mongthong thì ăn sâu xuống dưới đất nên đa phần cộng với yếu tố đất mặn sẽ làm cây chết nhanh", KS Phạm Văn Huy.
LÊ HOÀNG VŨ
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn