Làm nông không đất – không phá rừng để đảm bảo an ninh lương thực tương lai

Dân số thế giới được dự báo sẽ vượt 9 tỷ vào năm 2050, tương đương tăng 20% từ mức 7,5 tỷ người tính đến tháng 3/2017, theo tính toán của UN. Tuy nhiên, nguồn đất nông nghiệp sẵn có để sản xuất lương thực thực phẩm phục vụ dân số toàn cầu ngày càng phình to đang càng ngày càng thu hẹp, ngay cả khi luồng di cư vào thành thị ồ ạt. Luồng di cư này khiến các khu vực đô thị ngày càng mở rộng, hệ quả là lan chiếm nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp.

Các nhà nhân khẩu học, các chính trị gia và công chúng ý thức được tình trạng nguy hiểm trên nhưng có rất ít người đề xuất được một giải pháp.

Ngoại lệ ở đây là Nhật Bản – đất nước đang chịu đựng thách thức nhân khẩu học chưa từng có, đồng thời cũng là nơi giáo sư Yuichi Mori nghiên cứu về nông nghiệp và an ninh lương thực. Ông đã thành công trong việc phát triển một cách sản xuất lương thực thực phẩm hiệu quả hơn mà không làm suy thoái rừng. Ông đã phát minh ra công nghệ trồng trọt trong một phim màng lọc hydro mỏng. Ông là nhà sáng lập Mebiol Inc, hiện đang phát triển và thương mại hóa loại phim này.

 

Khoảng 20 năm trước, giáo sư Mori là một nhà khoa học, dành nhiều năm phát triển các màng bọc polymeric để sử dụng trong các công nghệ y tế như lọc máu và tăng cường oxy. “Ông nhận ra rằng các màng bọc polymeric này sử dụng trong trị liệu y tế là rất đắt đỏ và nếu ông có thể phát minh ra một công nghệ mới để sản xuất thiết bị y tế tương tự với chi phí rẻ hơn, ông có thể giúp cứu sống thêm nhiều người”, theo ông Ali Adnan, nhà tư vấn cấp cao tại Mebiol. Giáo sư Mori đã dành hơn một thập kỷ nghiên cứu các hệ thóng màng lọc hydro, cố gắng tìm ra cách rẻ hơn để tạo ra các màng này.

Cùng với một số cải tiến, nghiên cứu này đã dẫn ông đến một con đường khác khi giáo sư Mori khám phá ra loại phim mà ông đã cố gắng để sản xuất với mục đích sử dụng y tế lại cực kỳ phù hợp cho một công nghệ nông nghiệp mới. Loại phim này có thể dùng để trồng các loại rau , an toàn ngay cả ở những nơi như sa mạc, xi măng và các vùng đất nhiễm độc nghiêm trọng – những nơi tưởng như sản xuất nông nghiệp là không thể, theo từ ông Adnan. Khi giáo sư Mori hiểu biết nhiều hơn về các khía cạnh này của loại vật liệu, ông đã chuyenr sang tập trung vào công dụng của loại phim này trong nông nghiệp, có thời hạn sử dụng dài và cho phép trồng được rau.

Cuối cùng, ông đã có thể cho ra mắt hệ thống canh tác màng lọc hydro (hydro-membrane farming system). “Chúng tôi đã thành công trong phát triển màng bọc sử dụng lâu dài, có vai trò như đất bằng cách sử dụng một công nghệ polymeric chức năng (bao gồm màng lọc và hydrogel). Đây là một trong những công nghệ hàng đầu của Nhật Bản”, giáo sư Mori phát biểu.

Canh tác bằng màng lọc hydro là công nghệ dựa trên màng lọc đầu tiên trên thế giới để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, khan hiếm nguồn nước và đất đai hạn chế cho nông nghiệp. Với hệ thống này, cây trồng được canh tác và sinh trưởng trong môi trường màng phim trong mờ làm bằng hydrogel không yêu cầu sử dụng đất. Chất hydrogen này là đường dẫn các luồng nước và dưỡng chất thông qua các lỗ kích cỡ nano và ngăn chặn nhiễm khuẩn mà không cần sử dụng hóa chất để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm. Hạn chế sử dụng nước dẫn tới mức tập trung cao hàm lượng đường, nên sản phẩm ngọt hơn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn, giáo sư Mori giải thích.

Ông Adnan cũng cho biết canh tác màng hydro có thể giúp sản xuất rau quả ở bất cứ bề mặt nào, bao gồm cả đất nhiễm mặn và trong các tòa nhà. Hệ thống canh tác này đã bắt đầu được ứng dụng tại các vùng đất sa mạc tại UAE va cũng đang được xây dựng trên các khu vực bị thiệt hại nặng nề bởi sóng thần ở miền Bắc Nhật Bản hồi năm 2011.

Công nghệ canh tác màng hydro đã được bảo vệ bản quyền dưới tên gọi Imec như một công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Bản quyền này được áp dụng tại 134 nước và được đăng ký tại 116 nước, ông Adnan thông báo. Imec lần đầu tiên được giới thiệu để thương mại hóa trong năm 2009. Công nghệ này đã được ứng dụng trên hơn 100 trang trại, trải rộng trên hơn 20ha đất đai. Ông Adnan cho biết trồng sử dụng hệ thống Imec có tiếng tốt bởi hương vị ngon đặc biệt. Vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao cùng hàm lượng lycopene, amino acids và gamma-aminobutyric acid cao hơn. Nhờ được đánh giá cao nên rau quả sản xuất từ công nghệ màng hydro có thể bán với giá cao gấp 3 lần so với rau quả được sản xuất theo cách truyền thống. hiện đang nghiên cứu và phát triển sâu hơn, tìm kiếm các khả năng trồng các loại cây có giá trị cao hơn.

Theo Bangkok Post