Liên kết theo chuỗi, ngư dân và doanh nghiệp cùng có lợi

Liên kết theo chuỗi, ngư dân và doanh nghiệp cùng có lợi
Lúc đẩu chỉ 40 tàu cá tham gia, nhưng đến nay, mô hình chuỗi liên kết giữa Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ Hợp tác nghề cá Phước Đồng thành lập năm 2016 đã có 100 tàu đăng ký.
Hiệu quả khai thác, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, ngư dân có đầu ra ổn định, tránh tình trạng bán xô, bị ép giá.

p/Chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm sau khai thác.

Chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm sau khai thác.

Lợi cả đôi bên

Trong năm 2017, chuỗi liên kết này đã giao dịch được tổng cộng 542 chuyến biển với tổng sản lượng 758 tấn, bình quân mỗi chuyến biển khoảng 1,5 tấn cá ngừ, chất lượng bảo quản đạt 95%, trong đó loại A đạt bình quân 30%. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, Cty đã thực hiện giao dịch 265 chuyến biển với ngư dân tham gia chuỗi, với tổng sản lượng 250 tấn.

Đại diện Tổ Hợp tác Nghề cá Phước Đồng, ngư dân Trần Văn Đạt cho biết, qua 2 năm thực hiện chuỗi liên kết cá ngừ mang nhiều lợi ích cho ngư dân. Chuỗi đã giúp ngư dân ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm sau khai thác. Bởi khi chất lượng cá cao thì ngư dân bán sản phẩm cũng cao.

  Khánh Hòa có hơn 1.370 tàu khai thác xa bờ với 4.500 người lao động, trong đó tàu tham gia hoạt động khai thác cá ngừ là 602 tàu. Trong năm 2017, tổng sản lượng khai thác đạt hơm 95 nghìn tấn; trong đó, sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to là 3.872 tấn, sản lượng cá ngừ khác là 21,725 tấn.

Nhìn nhận thẳng vào vấn đề, ông Nguyễn Thái Hiểu, PGĐ Cty TNHH Thịnh Hưng chia sẻ, so với năm 2017, chất lượng bảo quản sản phẩm cá ngừ đạt tiêu chuẩn tăng lên 3%, nhưng chất lượng hàng bay, fillet lại giảm. 
Vì vậy, ông Hiểu khuyến cáo bà con cần tuân thủ quy trình đánh bắt, bảo quản sản phẩm đã được Cty hướng dẫn từ. Bởi phía Cty luôn khuyến khích ngư dân khai thác cá ngừ tăng tỷ lệ hàng bay, fillet càng cao càng tốt, để được hưởng lợi các chính sách.

Để liên kết bền vững

Theo ông Nguyễn Như Đào, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Khánh Hòa đánh giá: Thông qua chuỗi đã góp phần hướng ngư dân cam kết không đánh bắt bất hợp pháp, để doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc, thuận lợi vào thị trường EU. Từ đó góp phần tháo gõ gỡ “thẻ vàng” của EU.

Tuy nhiên, theo đại diện từ phía Hợp tác và Doang nghiệp thì vấn đề nỗi cộm hiện nay của chuỗi liên kết là có một số doanh nghiệp chế biến không tham gia chuỗi liên kết cảng, tiến hành thu mua cạnh tranh không lành mạnh nhằm lôi kéo các chủ tàu, phá vỡ mô hình chuỗi như nâng giá, hạ kích thước, trọng lượng cá…

Ngoài ra, công tác quản lý ATVSTP của cảng cá, các cơ sở thu mua trong cảng và tàu cá thuộc Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS, vì vậy việc tuyên truyền vận động và tổ chức liên kết khai thác thu mua sơ chế tiêu thụ của Chi cục thủy sản rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc quản lý truy xuất hồ sơ nguồn gốc thủy sản cũng khó đáp ứng theo yêu cầu của Cơ quan thanh tra EU.

Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa đánh giá: Từ năm 2011 đến nay Khánh Hòa đã triển khai rất nhiều chuỗi với sự tham gia nhiều doanh nghiệp thủy sản lớn nhưng không bền vững. Vì vậy, để chuỗi này ngày càng phát triển, nhân rộng thì các đề xuất của ngư dân và Cty trong chuỗi cần được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.

Tác giả bài viết: Thục Uyên

Nguồn tin: enternews.vn