Lỗ hổng trong quản lý kinh phí xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

Lỗ hổng trong quản lý kinh phí xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình
Đoạn đường liên thôn Tân Lỵ, xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có chiều dài 590m nhưng đã được lãnh đạo thôn, xã và nhà thầu đưa lên thành 1.000m để tính tiền cho người dân.
 

Lỗ hổng trong quản lý kinh phí xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

 

Mức giá 1.102.000 đồng/m trong hợp đồng cao hơn tới 412.000 đồng so với giá quy định đã làm cho mức đóng góp ở đây thay vì 300.000 đồng, nay đã tăng lên 1.800.000 đồng mỗi người.

Sau khi người dân đấu tranh để được tự thi công công trình của mình thì giá mỗi mét đường đã tự giảm từ 1.102.000 đồng xuống 600.000 đồng (tức giảm gần một nửa).

Ông Lê Quốc Khanh, Bí thư xã Tân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình thừa nhận, xã làm chủ đầu tư, lãnh đạo thôn lựa chọn nhà thầu và kiêm luôn việc giám sát, trong khi 40% kinh phí của người dân đóng góp thì công xây dựng chiếm tới 15%. Nếu để người dân thi công không chỉ giảm được số kinh phí này mà còn giảm thêm 10% nữa của 60% kinh phí ngân sách hỗ trợ bằng tiền mặt từ việc tiết giảm 8 khâu dự toán chưa hợp lý.

Giảm được 25% tổng mức đầu tư, nếu để người dân tự thi công công trình, thế nhưng lãnh đạo xã Tân Thủy cho biết, trong xã có đến 10/12 thôn đã ký hợp đồng để công trình cho nhà thầu thi công. Và trong ba năm thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình có tới 60% công trình xây đường nông thôn đã được các xã giao cho nhà thầu thi công.

Một điều bất ngờ là việc kiểm tra giám sát các công đoạn của công việc này thế nào thì từ lãnh đạo xã cho đến huyện chỉ căn cứ trên những văn bản được thôn báo cáo mà chưa một lần về với người dân, trong khi thôn lại được toàn quyền lựa chọn nhà thầu và kiêm luôn việc giám sát.

Nguồn:vtv.vn