Malaysia: Chính phủ cho dân 47 USD/tháng khi chờ thu hoạch lúa
- Thứ hai - 13/11/2017 11:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nền kinh tế Malaysia y như muối bỏ biển, vì chính quyền liên bang tiếp tục thực thi các chính sách không phù hợp với năng lựcvà tiềm năng của đất nước, Salleh nói.
Nông dân Malaysia không có thị trường mỗi khi họ muốn trồng cây gì, nuôi con gì. Nên hàng năm phải nhập khẩu 9,45 tỉ USD thực phẩm.
Phát biểu riêng với tờ FMT, chính trị gia lão thành này cho rằng Malaysia không cần phải quá phụ thuộc vào việc nhập khẩu thực phẩm nếu chính quyền chủ trương một nền nông nghiệp quy mô lớn. Hiện nay, Malaysia đang nhập khẩu 40 tỉ RM (khoảng hơn 9,45 tỉ USD) thực phẩm chủ yếu từ Úc, để đáp ứng nhu cầu trong nước. “Nếu chúng ta đề cập về việc phát triển kinh tế để giảmnhập khẩu, chính quyền đã thất bại”, ông nói.
Theo ông, thành công duy nhất trong nông nghiệp là dầu cọ, và mới gần đây sầu riêng đang được trồng đại trà để đáp ứng nhu cầu cao của Trung Quốc. Dầu cho rộng tay trợ cấp cho những người trồng lúa, cũng không thể thu hút người dân theo nghề trồng lúa, vì không có chính sách sát sườn để người dân hiểu rõ về tiềm năng của nghề trồng lúa. Là ông Salleh đang đánh giá việc chính phủ sẽ phân bổ gần khoảng 35 triệu USD cho nông dân trồng lúa để thu hoạch trong ngân sách 2018, Thủ tướng Datuk Seri Najib Razak tuyên bố, theo MalayMail online. “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ sẽ giúp cho nông dân trồng lúa đang chờ thu hoạch số tiền 47 USD/tháng cho mỗi nông dân trong vòng ba tháng. Tổng cộng số tiền lên đến gần 150 triệu RM”, ông Najib nói. Tính chung, Chính phủ sẽ phân bổ khoảng 1,5 tỉ USD cho ngành nông nghiệp gồm ngư, nông, chăn nuôi và cao su.
Ngoài ra, ông Salleh nói, “không có tăng trưởng gì cả trong các lĩnh vực kinh tế khác. Dầu và khí đã giảm mạnh vì giá xuống còn ít nhất một nửa. Chính phủ cho rằng chúng ta có đồ gỗ xuất khẩu, nhưng không nhiều. Vấn đề đối với những nhà lãnh đạo của chúng ta ở Kuala Lumpur là họ thích chuyện đại sự. Họ thích phô trương rằng chúng ta số một việc này, số một việc nọ, nhưng tất cả đều thất bại”.
Ông Salleh chứng minh: hãy nhìn xem chuỗi 1Malaysia shop. Tôi có thể chỉ cho quý vị một cái ở Beaufort, bang Sabah. Họ đã xây một cửa hàng tiêu tốn hết 708.000 USD. Cho đến nay, sau gần ba năm, tiệm đó vẫn bỏ không, chưa bao giờ được sử dụng.
Ông cũng chỉ trích xu hướng cạnh tranh với Singapore, như xây một tổ hợp dầu mỏ tích hợp ở Pengerang, khi mà hành động đúng là nên bảo đảm sự sống còn của Singapore và điều đó sẽ tiếp tục giữ mối quan hệ hữu nghị với đảo quốc.
Đề xuất của ông Salleh là chính phủ nên xem xét phát triển các loại cây trồng khác có thể giúp cho đất nước giảm lệ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và giúp người dân tăng thêm thu nhập. Trồng sầu riêng, theo ông, chỉ là một lựa chọn, vì phải mất ít nhất ba năm mới cho trái xuất khẩu.
Trong lúc này, Malaysia đang nhập ớt từ Úc. Một loại ớt không mùi, không vị, không cay được bán với giá cắt cổ 6 USD một chai. Ông Shalleh nói: “Chúng ta có thể trồng ớt ở đây ngay lúc này”.
Tất cả mọi việc chính phủ cần làm là tạo ra một trung tâm để tiến hành sản xuất cho phân phối và xuất khẩu. Trước hết, chính phủ nên định giá ớt để khuyến khích nông dân trồng ớt. Còn nhiều chuyện khác Malaysia cần tập trung khi phát triển nông nghiệp, thay vì lo sao để trở nên giống Singapore.
“Chúng ta có thể giống Singapore sao?”. Singapore không phải là một nước nông nghiệp, mà là nước thương mại. Malaysia không phải là nước thương mại mà là nước nông nghiệp. Quý vị cố cạnh tranh với Singapore… quý vị không thể trở nên giống Singapore, vì chính phủ bên đó khác chính phủ Malaysia”. Vì nông nghiệp là tương lai của Malaysia, chính phủ cần tái thiết các chính sách kinh tế và tiến hành các nghiên cứu tìm ra lý do tại sao đất nước nhập khẩu đến 40 tỉ RM thực phẩm hàng năm. Riêng bang Sabah rất phù hợp để sản xuất thịt và sữa, và chính sách đúng là phải nhìn thấy bang này trở thành nơi cung cấp chính yếu các sản phẩm đó. Ngoài ra, theo Salleh, chính phủ cần chọn đúng người làm đúng việc, chứ không phải bổ nhiệm dựa vào việc họ có thân cận với các nhà chính trị hay không.
Vấn đề của Malaysia là việc dàn xếp giá cả hiện nay, bởi thị trường không bảo vệ nhà sản xuất địa phương, khiến cho nông dân không muốn dấn thân vào những gì có ý nghĩa.