Mang rơm chất quanh vườn cây hóa ra có tiền xây nhà khang trang

Mang rơm chất quanh vườn cây hóa ra có tiền xây nhà khang trang
Anh Trần Văn Trí ở ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bén duyên với cây nấm rơm từ năm 2013. Khi đó anh Trí là hộ nghèo của ấp. Không cam chịu đói nghèo anh lấy rơm từ mấy công lúa của gia đình về ủ và chất thử xung quanh nhà thấy có hiệu quả, anh tiếp tục trồng. Đến năm 2018 anh thoát nghèo và cất được căn nhà khang trang để ở.

Anh Trần Văn Trí cho biết: “Để trồng nấm rơm không cần diện tích lớn chỉ khoảng 500 - 700 m2 là được. Mỗi vụ vợ chồng tôi chất từ 5 – 7 bao meo. trung bình mỗi bao meo thu được khoảng 100kg nấm. Nấm rơm thu hoạch được hương lái đến tận nhà mua với giá dao động từ 35.000 – 50.000 đồng/kg. Như vậy, sau mỗi vụ trừ tất cả chi phí gia đình tôi còn lời từ 15 - 20 triệu đồng”...

 mang rom chat quanh vuon cay hoa ra co tien xay nha khang trang hinh anh 1

Thu hoạch nấm rơm tại gia đình anh Trí, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Anh Trí còn cho biết, mỗi năm anh sản xuất được 5 – 6 vụ, thì anh thu nhập từ 75 – 120 triệu đồng/năm và hiện tại anh sẽ chuẩn bị nguyên liệu để chất đợt nấm mới. Thông thường anh chất nấm rơm canh theo các ngày rằm, lễ, tết thu hoạch bán nấm rơm thành phẩm có giá cao.

Anh Trí nói thêm mô hình trồng nấm rơm rất dễ trồng và nhẹ công chăm sóc. Theo kinh nghiệm của anh: “Đối với nền đất để chất nấm thì phải thay đổi, có thể chất trong vườn cây ăn trái, các nơi có bóng mát thì nấm sẽ phát triển tốt”.

 mang rom chat quanh vuon cay hoa ra co tien xay nha khang trang hinh anh 2

Hai vợ trồng anh Trí đang thu hoạch nấm rơm

Bình Thành là một vùng đất chuyên trồng lúa sản xuất 3 vụ/ năm cho nên nguyên liệu chất nấm dễ tìm, đầu ra của nấm khá ổn định do ngoài được thị trường ưa chuộng, nông dân có thể tận dụng nguồn rơm để tăng thêm thu nhập, hạn chế việc đốt đồng và giảm ô nhiễm môi trường.

Nấm rơm là loại nấm quen thuộc với mọi người, nấm rơm tươi là thực phẩm ngon, giàu chất dinh dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh, chi phí thấp, cho hiệu quả kinh tế cao và có thể trồng quanh năm. Mô hình đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống đáng kể cho nhiều hộ nghèo ở nông thôn.
Theo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (TTKN tỉnh Hậu Giang)/http://danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây