Máy thái chuối, cỏ đơn giản, rẻ, dễ sử dụng của lão nông Thái Bình
- Thứ bảy - 17/06/2017 12:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chủ doanh nghiệp là anh Nguyễn Văn Lĩnh, nguyên là lính thông tin ở Quân khu 3. Anh xuất ngũ năm 1986, trở về quê nhà bắt đầu làm kinh tế. Với chút kiến thức về máy móc, điện tử anh đã chế tạo ra nhiều loại máy ứng dụng và phục vụ trong nông nghiệp như máy băm bèo, máy thái chuối và máy bơm nước. Hiện nay, doanh nghiệp đang mở rộng cơ sở sản xuất và tập trung vào sản phẩm là máy thái chuối- cỏ.
Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ làm việc với doanh nghiệp Thiên Thuận. Ảnh: Hà Thương
Máy thái chuối cỏ có điện áp: 220v; Mô tơ: 1.5kw; Kích thước: 96x55x94cm (dây điện từ bằng đồng). Nguyên lý hoạt động của máy như sau:
- Sử dụng động cơ điện xoay chiều 220v dùng điện gia đình
.- Đưa nguyên liệu cần thái cào cá cửa từ trên xuống để thái.
- Sử dụng tốc độ vòng quay của động cơ làm trục chính để thái cả cây chuối, thái cỏ.
Hình ảnh máy thái chuối - cỏ. Ảnh: Hà Thương
Quan sát hoạt động của máy, TS. Nguyễn Ngọc Kiên, chuyên gia Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đưa ra nhận xét: " Máy thái chuối- cỏ thái được nhiều loại cây thân mềm: cây chuối, các loại cỏ như cỏ voi, thân cây ngô...Máy có cấu tạo và nguyên lý đơn giản, dễ sử dụng với người nông dân. Bộ phận thái gồm 3 lưỡi dao giúp tăng khả năng thái với tốc độ cao, giúp đẩy được nguyên liệu ra ngoài không đọng trong khoang máy. Giá thành của máy rẻ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh những ưu điểm đó, máy còn tồn tại một số nhược điểm như: không có tác dụng đối với vật liệu cứng vì các lưỡi dao dễ bị mẻ, hỏng; kết cấu cồng kềnh, chưa tối ưu. Đây là một trong những máy hỗ trợ trong nông nghiệp có tính ứng dụng cao, giúp mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội".
Kết quả làm việc, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ và doanh nghiệp Thiên Thuận đã cùng ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên. Ông Nguyễn Văn Lĩnh, chủ doanh nghiệp cũng bày tỏ hi vọng đưa chiếc máy thái - cỏ đến gần hơn với những người nông dân, đặc biệt các hộ dân vùng sâu vùng xa, các đồng bào dân tộc giúp giảm thiểu sự vất vả và tăng năng suất trong quá trình lao động, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.