Năm 2017, đào tạo hơn 290.000 lao động nông thôn
- Thứ hai - 20/02/2017 10:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Công tác đào tạo nghề sẽ tập trung phục vụ thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an sinh cho vùng nghèo. Hiện cả nước có 486 cơ sở dạy nghề cấp huyện tham gia vào công tác đào tạo nghề nông nghiệp và có 32/63 trung tâm khuyến nông tỉnh được cấp phép tham gia đào tạo nghề. Các hội nông dân, các trường đào tạo nghề của nhiều tỉnh cũng đã tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, các trường, cơ sở dạy nghề thuộc Bộ NN&PTNT đã tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề ở các địa phương.
Trên cơ sở 136 danh mục nghề do Bộ ban hành, các địa phương đã xây dựng và ban hành danh mục đào tạo nghề nông nghiệp sát thực phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trong năm 2016, số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với năm 2015.
Một số địa phương thực hiện có hiệu quả vượt chỉ tiêu về số lượng đào tạo như Hà Nội, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang… Tuy nhiên, nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi có nhiều khó khăn về kinh phí, thực hiện đạt thấp so với kế hoạch. Số có việc làm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ trên 100.000 người.
Sau học nghề, nhiều lao động được các DN tuyển dụng và tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm hoặc tự đứng ra thành lập được nhóm, tổ sản xuất, HTX, DN. Nhiều hộ nông dân qua đào tạo nghề đã có trình độ kiến thức để nâng cao năng lực sản xuất, từ đó thoát nghèo và có thu nhập khá.
Theo Thiên Tú/ Kinh tế đô thị
Trên cơ sở 136 danh mục nghề do Bộ ban hành, các địa phương đã xây dựng và ban hành danh mục đào tạo nghề nông nghiệp sát thực phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trong năm 2016, số lao động được học nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 126.189/161.000 lao động (đạt 78,3% so với kế hoạch đề ra) và đạt 65% so với năm 2015.
Một số địa phương thực hiện có hiệu quả vượt chỉ tiêu về số lượng đào tạo như Hà Nội, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang… Tuy nhiên, nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi có nhiều khó khăn về kinh phí, thực hiện đạt thấp so với kế hoạch. Số có việc làm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất khi làm nghề cũ trên 100.000 người.
Sau học nghề, nhiều lao động được các DN tuyển dụng và tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm hoặc tự đứng ra thành lập được nhóm, tổ sản xuất, HTX, DN. Nhiều hộ nông dân qua đào tạo nghề đã có trình độ kiến thức để nâng cao năng lực sản xuất, từ đó thoát nghèo và có thu nhập khá.
Theo Thiên Tú/ Kinh tế đô thị