Ngành nông nghiệp năm 2020: “Chủ động, Sáng tạo, Chung sức, Đồng lòng, Hiệu quả”
- Thứ tư - 08/01/2020 09:00
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn,vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất,kinh doanh theo cơ chế thị trường; đồng thời khuyến kích đổi mới sáng tạo và chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, năm 2019 toàn Ngành đã hoàn thành và vượt 03/04 chỉ tiêu: Kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 41,3 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%; Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tiêu đạt thấp là tăng trưởng GDP 2,01% (chủ yếu do bệnh dịch tả lợn châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành).
Chủ động, Sáng tạo, Chung sức, Đồng lòng, Hiệu quả
Ngay sau khi Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ được ban hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiệncácNghị quyết; trong đó đã phân công các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện 90 nhiệm vụ được giao, nhất là tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt hoàn thành 11/11 nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ chủ trì thực hiện, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Kết quả cụ thể như sau:
1. Về hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp: Bộ hoàn thành trình đúng tiến độ 01/01 dự án Luật, 06/06 Nghị định (Chính phủ đã ban hành 01 Nghị định), 01/01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩmquyền 30 Thông tư của Bộ trưởng. Phối hợp xây dựng, trình Chính phủ Đề án “Thí điểm tích tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tập trung”. Trên cơ sở đó, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai; chỉ đạo một số địa phương thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
2. Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính:(1) Bộ đã hoàn thành việc công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ hoặc đơn giản hóa. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp hiện có 272 điều kiện; đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa 251 điều kiện, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện, 136 điều kiện đã được đơn giản hóa, với tỷ lệ cắt giảm đạt 72,7% (vượt mức Chính phủ giao là 50%); (2) Hoàn thành việc công bố danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đã cắt giảm (kèm mã HS) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Rà soát, đề xuất với Chính phủ phương án tập trung đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục KTCN đối với một số sản phẩm, hàng hóa còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, tổ chức xây dựng và ban hành 06 QCVN, hoàn thiện để công bố 96 TCVN; (4) Tổ chức xây dựng và thực thi các văn bản KTCN, trong đó chủ động xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tập trung tháo gỡ các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu; (5) Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa TTHC đối với hoạt động KTCN, Bộ đã công bố 386 TTHC (trước đó là 508 TTHC), đạt tỷ lệ cắt giảm là 24%, đồng thời hoàn thành việc rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định TTHC trong công văn hướng dẫn; (6) Đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thực hiện giao dịch nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp qua biên giới; phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.
3. Triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII (số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW), Bộ tiếp tục chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế. Năm 2019, Bộ đã chỉ đạo và sắp xếp giảm được 70 đơn vị cấp phòng không có tư cách pháp nhân. Đến nay, đã thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP đối với 711 người. Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành đã được phê duyệt; trong năm đã tổ chức cho 127 học viên học lớp quản lý nhà nước lãnh đạo cấp Vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho các Trường; ưu tiên đầu tư các trường đào tạo nghề chất lượng cao, nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới.
Những điểm sáng nổi bật
1. Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sảnsang các thị trường tuyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng... Nhờ vậy đã gia tăng số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ả rập Xê út; 13 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ; mở rộng xuất khẩu nông sản sang một số thị trường mới (xuất khẩu thịt gà sang Nhật; xoài, vú sữa sang Hoa Kỳ; măng cụt, sữa sang Trung Quốc; nhãn, vải sang Úc...)
Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD tăng khoảng 3,2% so với với năm 2018 (riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên11,2 tỷ USD, tăng 19,2%). Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 4 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều). Bộ đã tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ. Đã xuất lô sữa đầu tiên đi Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.Về thủy sản xuất khẩu, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam; riêng Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 8,0%, vượt kế hoạch đề ra (6,0%). Đến nay, tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng khoảng 2% so với năm 2018.
2. Chủ động triển khai rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đối với lĩnh vực sản xuất lúa, tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao và việc cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo có nhiều chuyển dổi mạnh mẽ; tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...) được phổ biến nhân rộng.
Năm 2019 diện tích được chứng nhận VietGAP là 39,3 nghìn ha, trong đó, quả 22,66 nghìn ha; rau 5,99 nghìn ha; lúa 5,27 nghìn ha; chè 5,12 nghìn ha; cà phê 101 ha; cây khác 105 ha. Trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (tăng 388 chuỗi so với năm 2018), 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP theo chuỗi (tăng 93 địa điểm). Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: (i) Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; (ii) Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; (iii) Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL.
Năm 2019 đã thành lập mới được 06 Liên hiệp HTX NN, 1.455 HTX NN, nâng tổng số lên 45 Liên hiệp HTX NN, 15.434 HTX NN, trong đó có 72,89% số HTX hoạt động hiệu quả (năm 2018 là 55%), tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 24,5%. Năm 2019, cả nước có 36.000 trang trại theo tiêu chí mới, tăng 500 trang trại so với năm 2018; các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực và nhiều địa phương. Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2019, số doanh nghiệp NLTS thành lập mới là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp NN lên 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,23% (NLTS là một trong những lĩnh vực có số doanh nghiệp quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng tạm ngừng). Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng CNC, tập đoàn lớn như Vinamilk, Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông… Cùng với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp, năm 2019 có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động (Từ năm 2018 đến nay, tổng vốn đầu tư trên 33.000 tỷ đồng với 30 DA đã hoạt động và đang triển khai cả nước), giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản.
3. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về cơ chế chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng khoa học công nghệ tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở ba trục sản phẩm, gồm: (i) nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; (ii) nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (iii) nhóm sản phẩm địa phương (OCOP). Theo đó, nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng ứng dụng KHCN rất cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra,…; hàng chục doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến ngang tầm khuvực và thế giới, như: TH (sữa), Dabaco (chăn nuôi) Nafoods (trồng, chế biến trái cây), Masan(giết mổ, chế biến), Vingroup, Ba Huân...; rất nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã được hoàn thành trong vài năm gần đây; ở nhóm sản phẩm OCOP kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ nên rất đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, đều truy xuất được nguồn gốc. Ở cấp quốc gia, đến nay đã có 03 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, căn cứ các tiêu chí quy định, cả nước đã có 09 vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; có 124 khu sản xuất NNƯDCNC do doanh nghiệp đầu tư đã được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập; và 45 Doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNUDCNC.
4. Chủ động, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi nên đã phát huy hiệu quả, dịch bệnh có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Nhiều địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì sản xuất chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học (sản phẩm chăn nuôi đang được giá cao),chuyển đổi gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn đáp ứng thực phẩm thay thế thịt lợn, nhất là dịp tết Nguyên đán Canh Tý tới... Nhờ vậy, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, nhưthịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145 nghìn tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả)...
5. Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã về đích sớm trước một năm rưỡi.Đến hết năm 2019, cả nước có trên 4.806 xã (54%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí, hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm (2010 - 2020). Đồng thời, có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và xuất hiện địa phương có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 112/664 đơn vị cấp huyện (16,86%) của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới); có 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 94% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2018, tăng 8% so với năm 2015), vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020.
6. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2019, giảm thiệt hại nhiều so với năm 2018; trong đó, số người chết và mất tích cụ là 130 (năm 2018: 224 người); về kinh tế, thiệt hại khoảng 7.000 tỷ đồng (năm 2018 thiệt hại 20.000 tỷ đồng).
Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu
Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng,bứt phá, về đích hoàn thànhKế hoạch 5 năm 2016 – 2020; nhất là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Ngành Nông nghiệp và PTNT đặt chỉ tiêu cơ bản là: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8 - 3%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9 - 3,05%; Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng 42%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp.
Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, toàn ngành xác định “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”; trong đótập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020; và những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ.
2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nông nghiệpvà xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả với quy mô phù hợp theo từng ngành hàng, sản phẩm và thị trường. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.Quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; ngăn chặn lây lan, phát tán, tiến tới khống chế dịch tả lợn Châu Phi. Tập trung thực hiện các giải pháp gỡ thẻ vàng của EC đối với ngành thủy sản. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn; đẩy nhanh, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án ứng phó với BĐKH, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng, sạt lở bờ sông, bờ biển. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, phát triển rừng; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phục hồi nhanh hệ thống rừng ngập mặn ven biển. Tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu. Tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết có hiệu quả vấnđề kiểm dịch động, thực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, xuất sứ hàng hóa.
3. Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.Tiếp tục thực hiện Chính phủ điện tử theo cácNghị quyếtcủa Chính phủ; thực hiện đúng lộ trình Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016- 2020.Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để tiếp tục đầu tư cho các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, an toàn, bền vững.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 khóa XII. Thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chứcmột cách thực chất, hiệu quả hơn.Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường thanh tra công vụ. Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao năng lực công tác thống kê, dự báo và truyền thông.
5. Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành theo hướng lựa chọn những giải pháp đột phá với những việc làm cụ thể, mang lại hiệu quả thực chất. Gắn việc chỉ đạo, triển khai với công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đẩy mạnh năng lực tiếp cận cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành; tập trung làm thay đổi nhận thức của nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu.
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác với các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các cơ quan truyền thông hỗ trợ thông tin về kết quả thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, những mô hình thành công, kinh nghiệm hay để học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng./.