Người cán bộ hội tận tụy, làm kinh tế giỏi
- Chủ nhật - 13/08/2017 22:21
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Phúc tâm sự, vốn xuất thân trong gia đình thuần nông nên từ nhỏ đã gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Nhận thấy chỉ dựa vào cây lúa, củ khoai thì hiệu quả mang lại không cao, ông sớm bàn với gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình VAC tổng hợp nhằm tận dụng triệt để phụ phẩm trong quá trình sản xuất. Năm 2003 gia đình ông mạnh dạn đấu thầu 5 mẫu đất trũng của địa phương.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông tập trung xây dựng trang trại với 3 nhóm sản phẩm chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả. Trong đó dành 1,5 mẫu diện tích mặt nước để nuôi thả cá thương phẩm và cá giống. Theo ông Phúc, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng nên gia đình chủ yếu sử dụng phương pháp chăn nuôi truyền thống. Do vậy một vụ cá thương phẩm thường kéo dài 7-8 tháng (so với nuôi công nghiệp chỉ 5-6 tháng), chậm cho thu hoạch hơn nhưng giá thành khi bán ra thị trường lại cao hơn. Mỗi vụ gia đình ông thu được từ 3,5-3,7 tấn cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Phúc chăm sóc vườn bưởi Diễn.
Ngoài nuôi cá, gia đình ông chuyển đổi hơn 3 mẫu đất vườn và đất ruộng trồng lúa một vụ sang trồng cây ăn quả. Hiện trang trại có 200 cây bưởi Diễn (hơn 10 năm tuổi), 200 cây đu đủ, 70 cây táo, hàng chục cây vải thiều… Trong đó bưởi Diễn là cây trồng chủ lực, mỗi năm cho thu hoạch hơn 3.000 quả. Cùng với chăm sóc vườn bưởi, ông Phúc thường xuyên nghiên cứu cải tạo đất phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây trồng, cho năng suất cao và chín đúng thời điểm Tết Nguyên đán để bán được giá. Nhiều người dân trong vùng đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm và được ông hướng dẫn nhiệt tình, chi tiết về kỹ thuật. Khu chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông thường xuyên nuôi 80 đầu lợn. Bình quân mỗi năm, trang trại mang lại cho gia đình ông nguồn thu khoảng 250 triệu đồng.
Đầu năm 2017, với mong muốn tập hợp, liên kết những hộ trồng cây ăn quả, cùng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ông Phúc đứng ra vận động 10 hộ nông dân trong xã thành lập Hợp tác xã Trồng cây ăn quả Đồng Tâm. “Nếu người dân cứ mạnh ai nấy làm riêng lẻ, sẽ rất khó khăn trong quá trình chăm sóc cũng như tiêu thụ sản phẩm. Khi nông dân cùng tham gia mô hình HTX sẽ nâng cao tính tương trợ, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh như tự hạ giá, phá giá lẫn nhau. Đồng thời, sẽ có cơ hội tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập”, ông Phúc chia sẻ.
Trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã với gần 10 năm tham gia công tác Hội, từ những kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Phúc cùng BCH Hội Nông dân xã đã vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, nhờ đó số hộ có kinh tế khá và giàu trong xã ngày càng tăng.
Lời nói luôn đi đôi với việc làm, ông Nguyễn Văn Phúc là tấm gương cán bộ Hội làm kinh tế giỏi, nhận được sự yêu mến và tín nhiệm của hội viên, nông dân.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông tập trung xây dựng trang trại với 3 nhóm sản phẩm chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả. Trong đó dành 1,5 mẫu diện tích mặt nước để nuôi thả cá thương phẩm và cá giống. Theo ông Phúc, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, bảo đảm chất lượng nên gia đình chủ yếu sử dụng phương pháp chăn nuôi truyền thống. Do vậy một vụ cá thương phẩm thường kéo dài 7-8 tháng (so với nuôi công nghiệp chỉ 5-6 tháng), chậm cho thu hoạch hơn nhưng giá thành khi bán ra thị trường lại cao hơn. Mỗi vụ gia đình ông thu được từ 3,5-3,7 tấn cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Phúc chăm sóc vườn bưởi Diễn.
Ngoài nuôi cá, gia đình ông chuyển đổi hơn 3 mẫu đất vườn và đất ruộng trồng lúa một vụ sang trồng cây ăn quả. Hiện trang trại có 200 cây bưởi Diễn (hơn 10 năm tuổi), 200 cây đu đủ, 70 cây táo, hàng chục cây vải thiều… Trong đó bưởi Diễn là cây trồng chủ lực, mỗi năm cho thu hoạch hơn 3.000 quả. Cùng với chăm sóc vườn bưởi, ông Phúc thường xuyên nghiên cứu cải tạo đất phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây trồng, cho năng suất cao và chín đúng thời điểm Tết Nguyên đán để bán được giá. Nhiều người dân trong vùng đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm và được ông hướng dẫn nhiệt tình, chi tiết về kỹ thuật. Khu chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông thường xuyên nuôi 80 đầu lợn. Bình quân mỗi năm, trang trại mang lại cho gia đình ông nguồn thu khoảng 250 triệu đồng.
Đầu năm 2017, với mong muốn tập hợp, liên kết những hộ trồng cây ăn quả, cùng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ông Phúc đứng ra vận động 10 hộ nông dân trong xã thành lập Hợp tác xã Trồng cây ăn quả Đồng Tâm. “Nếu người dân cứ mạnh ai nấy làm riêng lẻ, sẽ rất khó khăn trong quá trình chăm sóc cũng như tiêu thụ sản phẩm. Khi nông dân cùng tham gia mô hình HTX sẽ nâng cao tính tương trợ, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh như tự hạ giá, phá giá lẫn nhau. Đồng thời, sẽ có cơ hội tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập”, ông Phúc chia sẻ.
Trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã với gần 10 năm tham gia công tác Hội, từ những kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Phúc cùng BCH Hội Nông dân xã đã vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, nhờ đó số hộ có kinh tế khá và giàu trong xã ngày càng tăng.
Lời nói luôn đi đôi với việc làm, ông Nguyễn Văn Phúc là tấm gương cán bộ Hội làm kinh tế giỏi, nhận được sự yêu mến và tín nhiệm của hội viên, nông dân.
Anh Khôi/ Báo Bắc Ninh