Nhân rộng các mô hình nông nghiệp sạch hiệu quả cao

Đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP, đáp ứng các tiêu chí đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo thu nhập cho nông dân, giảm tác hại đến môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu là những mục tiêu mà các địa phương cả nước đang hướng đến.

Những năm qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nông dân tham gia sản xuất theo hướng bền vững, giảm thiểu tác hại đến môi trường, sản xuất an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Hướng đi này được các nhà khoa học khẳng định là con đường tất yếu phải làm.

Có thể nói, việc xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm đang là hướng đi ưu tiên và mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Hơn 1 năm sản xuất rau sạch. Theo anh Võ Văn Chuyển, ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã quyết định từ bỏ nghề giáo viên để trở về nhà trồng nấm bào ngư. Thực tế cho thấy mô hình trồng nấm bào ngư mang lại hiệu quả khá cao. Bởi trung bình mỗi bịch phôi nấm cho ra 350 gram nấm thành phẩm và bán trên thị trường không dưới 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với nấm rơm thì sức tiêu thụ của nấm bào ngư chưa mạnh, vì người tiêu dùng vẫn còn e dè trong việc lựa chọn sản phẩm này. Cho nên, với diện tích 200m2, gồm 3 gian nhà trồng nấm, anh Chuyển cấy khoảng 15.000 bịch phôi nấm.

Như vậy, để phát triển sản xuất rau quả theo hướng công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần rà soát nhu cầu sử dụng rau an toàn và quy hoạch vành đai thực phẩm cung cấp tại địa phương, sau đó, mở rộng hợp tác với các tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu. Các địa phương khuyến khích nông dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua rau an toàn theo mô hình thực hành nông nghiệp tốt. Việc tuyên truyền về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,̀ khuyến cáo người dân sử dụng sản phẩm rau có nguồn gốc được đẩy mạnh…

Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Tiền Giang, chi cục đang triển khai mô hình “Sản xuất ớt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” (thuộc Chương trình vốn mục tiêu quốc gia) tại xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo) có qui mô 10ha với 30 hộ nông dân tham gia; 1 mô hình GAP “Sản xuất rau các loại (cải tàu sậy, dưa leo, cần tàu…) tại xã Tân Đông (huyện Gò Công Đông), quy mô 5ha với 30 hộ nông dân tham gia. Bước đầu, mô hình sản xuất ớt an toàn cho thu nhập tăng 10% so với mô hình truyền thống, giảm chi phí sản xuất từ 500.000-1.000.000 đồng/ha. Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch được triển khai tại các địa phương trong tỉnh, nhận thức của người dân được nâng lên đáng kể. Đây là nền tảng vững chắc để hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh: “Để duy trì và nhân rộng các mô hình trồng rau, nấm… theo hướng an toàn trên địa bàn, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền, tập huấn và tư vấn, chuyển giao quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người dân yên tâm canh tác. Đồng thời, để đầu tư và phát triển dài hạn, đơn vị sẽ thường xuyên cập nhật thông tin, mở rộng mạng lưới tìm kiếm và thu hút các công ty, doanh nghiệp đến liên kết với người dân, từng bước hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”.

Thời gian qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cũng đã có nhiều biện pháp hiệu quả, giúp đỡ người trồng rau màu, hoa quả,…tăng diện tích, trồng những loại cây có chất lượng cao, nhất là đưa các kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào canh tác. Để nâng cao giá trị thương phẩm cho an toàn, nhiều hợp tác xã đã liên kết thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp từ rau củ quả an toàn. Câu lạc bộ này không chỉ góp phần nâng cao kỹ thuật sản xuất giữa các hợp tác xã với nhau mà còn đa dạng hóa mặt hàng rau tươi, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra hướng phát triển bền vững.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện phó Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, sản xuất theo quy trình GAP, mô hình phải tuân thủ các tiêu chí như: thân thiện với môi trường, giảm lượng bón phân hóa học, áp dụng các quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, giảm sử dụng thuốc hóa học, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học…khu vực vùng ĐBSCL có nhiều mô hình sản xuất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhân rộng mô hình phải có những chính sách khuyến khích nông dân thiết thực hơn. Các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền; Nhà nước xây dựng các mô hình mẫu theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Những nông dân được chọn tham gia mô hình phải là những người nhiệt tình, có kiến thức, cầu tiến. Có như thế, các mô hình sản xuất an toàn mới thực sự thuyết phục, người dân sẽ hưởng ứng và việc nhân rộng mô hình thuận lợi hơn.

Thùy Duyên/ Báo Thương gia & Thị trường