Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
- Thứ hai - 13/10/2014 05:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Còn nhiều khó khăn
Dù đã hơn một năm trôi qua nhưng theo đánh giá, việc chuyển đổi mô hình HTX trên địa bàn TP Hà Nội theo Luật HTX năm 2012 đang diễn ra khá chậm. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng phòng Tổ chức phong trào (Liên minh HTX TP Hà Nội) cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do các văn bản quy phạm pháp luật chậm được ban hành. Cụ thể, kể từ khi Luật sửa đổi chính thức được thực thi, cuối năm 2013 mới có Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một số điều thi hành Luật HTX. Tới cuối tháng 5/2014, Thông tư số 03 của Bộ KH&ĐT về hướng dẫn việc đăng ký HTX mới được ban hành. Tại Hà Nội, hiện TP cũng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc chuyển đổi các mô hình HTX theo Luật mới.
Việc chuyển đổi HTX gặp khó còn do chính nội dung các chương, điều quy định trong Luật khó vận dụng vào thực tế, nhất là đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Văn Kiệt - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Ngô Sài (huyện Quốc Oai) cho biết, theo Luật mới, HTX cần bổ sung thêm thành viên và thành lập HĐQT. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của HTX ngày càng khó khăn do diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, việc chi trả lương cho cán bộ, xã viên (thành viên) HTX đang là bài toán nan giải. Một trở ngại khác, đó là ở nhiều HTX quy mô nhỏ, việc xác định tài sản chia và không chia, đặc biệt là tài sản trước năm 1960 gặp nhiều vướng mắc. Trong quá trình chuyển đổi, không ít HTX bị hiểu nhầm là "giải thể và thành lập lại", gây khó khăn cho quá trình vận động thành viên. Theo đại diện nhiều HTX nông nghiệp (NN), ngay cả khi các HTX củng cố xong nhưng số lượng thành viên quá ít, việc cung ứng một số dịch vụ theo tiêu chí mới của Luật HTX năm 2012 là đáp ứng trên 30% nhu cầu của các thành viên cũng sẽ rất khó khăn.
Ngoài những vướng mắc nêu trên, một vấn đề rất nan giải là trụ sở HTX.Hiện tại, mới chỉ có khoảng 10% số HTX trên địa bàn TP có trụ sở được cấp sổ đỏ. Vấn đề trình độ của cán bộ lãnh đạo cũng là việc đáng bàn do hầu hết đều xuất thân từ làm nông nghiệp, việc huy động sự tham gia của tầng lớp trí thức vào hoạt động của HTX không dễ do lợi ích kinh tế chưa cao, đặc biệt là đối với các HTXNN. Đây là thách thức lớn đối với mục tiêu của TP đến năm 2015 có 40% số cán bộ chủ chốt của các HTX có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Cần được quan tâm nhiều hơn
Theo đánh giá của Liên minh HTX TP Hà Nội, việc chuyển đổi các HTX sang mô hình mới khó nhất là ở nhóm các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện trên địa bàn TP, số HTXNN chiếm gần 60%. Tuy nhiên, số HTXNN đã thực hiện chuyển đổi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực tế, ngoài một số HTX làm ăn hiệu quả, đa phần các HTX còn lại đang gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn hoạt động, đầu ra cho sản phẩm không ổn định, thiếu sức cạnh tranh… Quy mô các HTX, nhất là các HTXNN thường nhỏ, phương thức hoạt động cũng chưa phù hợp, chậm được đổi mới. Nhiều HTX còn hoạt động manh mún, chưa thực hiện việc rà soát, đăng ký lại xã viên.
Ông Phạm Văn An - Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội cho biết thêm, dù Luật HTX năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 nhưng các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chậm, chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc tổ chức lại HTX. Liên minh đang tham mưu UBND TP ban hành Quy chế hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi. Nhằm hỗ trợ cho các HTX trong quá trình chuyển đổi, hơn một năm qua, Liên minh đã mở hàng chục lớp tập huấn nghiệp vụ cho xã viên, cán bộ chủ chốt các HTX, Quỹ Tín dụng Nhân dân; các lớp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc HTX... Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ 96 dự án phát triển sản xuất với tổng số tiền giải ngân trên 25 tỷ đồng. Liên minh cũng đang kiến nghị UBND TP ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại các HTX; các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, tiền thuê đất… cho HTX hoạt động có hiệu quả.
Dù đã hơn một năm trôi qua nhưng theo đánh giá, việc chuyển đổi mô hình HTX trên địa bàn TP Hà Nội theo Luật HTX năm 2012 đang diễn ra khá chậm. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng phòng Tổ chức phong trào (Liên minh HTX TP Hà Nội) cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do các văn bản quy phạm pháp luật chậm được ban hành. Cụ thể, kể từ khi Luật sửa đổi chính thức được thực thi, cuối năm 2013 mới có Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một số điều thi hành Luật HTX. Tới cuối tháng 5/2014, Thông tư số 03 của Bộ KH&ĐT về hướng dẫn việc đăng ký HTX mới được ban hành. Tại Hà Nội, hiện TP cũng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc chuyển đổi các mô hình HTX theo Luật mới.
Nông dân thị xã Sơn Tây thu hoạch rau xanh. Ảnh: Lâm Nguyễn |
Ngoài những vướng mắc nêu trên, một vấn đề rất nan giải là trụ sở HTX.Hiện tại, mới chỉ có khoảng 10% số HTX trên địa bàn TP có trụ sở được cấp sổ đỏ. Vấn đề trình độ của cán bộ lãnh đạo cũng là việc đáng bàn do hầu hết đều xuất thân từ làm nông nghiệp, việc huy động sự tham gia của tầng lớp trí thức vào hoạt động của HTX không dễ do lợi ích kinh tế chưa cao, đặc biệt là đối với các HTXNN. Đây là thách thức lớn đối với mục tiêu của TP đến năm 2015 có 40% số cán bộ chủ chốt của các HTX có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Cần được quan tâm nhiều hơn
Theo đánh giá của Liên minh HTX TP Hà Nội, việc chuyển đổi các HTX sang mô hình mới khó nhất là ở nhóm các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện trên địa bàn TP, số HTXNN chiếm gần 60%. Tuy nhiên, số HTXNN đã thực hiện chuyển đổi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực tế, ngoài một số HTX làm ăn hiệu quả, đa phần các HTX còn lại đang gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn hoạt động, đầu ra cho sản phẩm không ổn định, thiếu sức cạnh tranh… Quy mô các HTX, nhất là các HTXNN thường nhỏ, phương thức hoạt động cũng chưa phù hợp, chậm được đổi mới. Nhiều HTX còn hoạt động manh mún, chưa thực hiện việc rà soát, đăng ký lại xã viên.
Ông Phạm Văn An - Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội cho biết thêm, dù Luật HTX năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 nhưng các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chậm, chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc tổ chức lại HTX. Liên minh đang tham mưu UBND TP ban hành Quy chế hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi. Nhằm hỗ trợ cho các HTX trong quá trình chuyển đổi, hơn một năm qua, Liên minh đã mở hàng chục lớp tập huấn nghiệp vụ cho xã viên, cán bộ chủ chốt các HTX, Quỹ Tín dụng Nhân dân; các lớp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc HTX... Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ 96 dự án phát triển sản xuất với tổng số tiền giải ngân trên 25 tỷ đồng. Liên minh cũng đang kiến nghị UBND TP ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại các HTX; các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, tiền thuê đất… cho HTX hoạt động có hiệu quả.
Liên minh HTX TP Hà Nội đã thành lập các Câu lạc bộ HTX nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, nhằm thúc đẩy việc trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh giữa các HTX, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi các HTX sang mô hình mới. |
Theo ktdt.vn