Nông dân Đồng Nai chặt bỏ cây “vàng đen”
- Thứ hai - 02/04/2018 09:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nông dân Đồng Nai không còn "mặn mà" với cây tiêu. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nếu như trước đây ở Đồng Nai cây tiêu được coi là “vàng đen” với giá 230.000 đồng/kg thì khoảng 2 năm trở lại đây giá tiêu luôn duy trì ở mức thấp, hiện chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg vì thế nông dân chặt bỏ. Dù tình trạng này mới diễn ra, song nếu giá tiêu không cải thiện, việc chặt bỏ cây “vàng đen” có thể ồ ạt và để lại nhiều hệ luỵ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 18.000 ha hồ tiêu, vượt 8.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020. Các địa phương có diện tích tiêu lớn ở Đồng Nai là huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất.
Tình trạng nông dân chặt bỏ hồ tiêu trồng loại cây khác mới xảy ra ở Đồng Nai, nguyên nhân do giá tiêu xuống thấp nên họ có quyền thay đổi cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiêu là loại cây chủ lực của tỉnh, dù xuống giá song thị trường xuất khẩu vẫn rộng mở. Người dân có thể làm tăng giá trị cây hồ tiêu bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng tiêu sạch, liên kết với doanh nghiệp để được bao tiêu sản phẩm.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, những năm giá hồ tiêu lên cao, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã khuyến cáo nông dân không ồ ạt trồng tiêu, đặc biệt là không chặt bỏ những loại cây đang cho thu hoạch, có giá trị kinh tế ổn định sang trồng tiêu.
Sở dĩ giá tiêu xuống thấp như hiện nay là do sản lượng tiêu của Việt Nam tăng mạnh, điều cần thiết lúc này là nông dân phải bình tĩnh, theo dõi sát diễn biến thị trường; không trồng mới và không chặt bỏ hồ tiêu đang thu hoạch. Dù hiện nay giá hồ tiêu xuống thấp, song tiêu Việt Nam đã tạo được thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo ông Vinh, nghịch lý lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là nông dân nuôi trồng theo phong trào, chạy theo lợi nhuận trước mắt. Đầu năm 2017, giá chuối già hương ở Đồng Nai rớt thê thảm (khoảng 1.000 đồng/kg), nông dẫn lỗ nặng, ngành chức năng đã phải đề ra chương trình hỗ trợ nông dân tiêu thụ chuối. Vụ chuối năm 2018, giá tăng cao, người dân lại ồ ạt tăng diện tích.
Hiện Đồng Nai là tỉnh có diện tích chuối lớn nhất ở nước và với hơn 7.000 ha, trong đó có 650 ha chuối già hương. Phần lớn chuối này được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, việc xuất khẩu này có thể đình trệ bất cứ lúc nào, khi đó chuối sẽ rớt giá.
Ông Vinh cho rằng, Đồng Nai có khí hậu ôn hoà, thổ nhưỡng phù hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có một lợi thế riêng, thị trường thế giới sẵn sàng nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, vấn đề đặt ra là nông dân cần thay đổi thói quen canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, không nuôi trồng theo phong trào. Nhà nước cần tăng cường xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.
Theo ông Trần Hữu Thắng, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ (xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), xã Xuân Thọ là vùng trồng tiêu lớn nhất ở Đồng Nai với hơn 700 ha. Trước đây, hồ tiêu cho lợi nhuận cao, loại cây này giúp nhiều nông dân thành tỷ phú. Hiện nay, tiêu xuống giá, ở Xuân Thọ, một số nông dân đã chặt bỏ loại cây này, chuyển sang trồng bưởi, bơ.
Ông Thắng chia sẻ: “Theo khảo sát của Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ, từ cuối năm 2017 đến nay, người dân đã bắt đầu chặt cây tiêu, một số hộ có vườn tiêu già, bị héo nhưng họ bỏ mặc, không chăm sóc. Trồng tiêu tốn chi phí lớn, mất nhiều công chăm sóc, thu hái. Như vụ vừa rồi, nông dân phải chi 300.000 đồng/ngày để thuê một người hái tiêu, với giá bán 60.000 đồng/kg, người trồng không có lãi. Thời gian tới, nếu giá tiêu không cải thiện, tình trạng chặt bỏ hồ tiêu sẽ xảy ra trên diện rộng”.
Năm 2012, khi hồ tiêu đang có giá hơn 200.000 đồng/kg, ông Lầm Mã Phúc, (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã chặt bỏ 4 ha điều để chuyển sang trồng tiêu. Quá trình chuyển đổi cây trồng của ông Phúc gặp rất nhiều khó khăn, vì trồng tiêu sau 3 năm mới cho thu hoạch và mỗi ha tiêu phải đầu tư hàng trăm triệu đồng mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu.
Khi hồ tiêu của gia đình ông cho thu hoạch thì lúc này giá chỉ dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Hơn 2 năm qua, hồ tiêu không những không tăng như kỳ vọng của ông Phúc mà còn tiếp tục rớt giá, dù không thua lỗ, nhưng theo so sánh của ông Phúc, lợi nhuận từ cây tiêu không bằng những loại cây trồng khác.
Ông Lầm Mã Phúc cho biết: “Đầu năm 2018 giá chuối tăng cao, mỗi ha nông dân thu lãi khoảng 600 triệu đồng. Tôi quyết định chặt bỏ 2 ha hồ tiêu, chuyển sang trồng chuối già hương cấy mô. Trồng chuối không tốn nhiều chi phí đầu tư, ít công chăm sóc. Giờ tôi chỉ mong sắp tới giá chuối vẫn duy trì ở mức cao, nếu rớt giá, tôi rất ân hận vì đã chặt bỏ hồ tiêu”./.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 18.000 ha hồ tiêu, vượt 8.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020. Các địa phương có diện tích tiêu lớn ở Đồng Nai là huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất.
Tình trạng nông dân chặt bỏ hồ tiêu trồng loại cây khác mới xảy ra ở Đồng Nai, nguyên nhân do giá tiêu xuống thấp nên họ có quyền thay đổi cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiêu là loại cây chủ lực của tỉnh, dù xuống giá song thị trường xuất khẩu vẫn rộng mở. Người dân có thể làm tăng giá trị cây hồ tiêu bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng tiêu sạch, liên kết với doanh nghiệp để được bao tiêu sản phẩm.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, những năm giá hồ tiêu lên cao, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã khuyến cáo nông dân không ồ ạt trồng tiêu, đặc biệt là không chặt bỏ những loại cây đang cho thu hoạch, có giá trị kinh tế ổn định sang trồng tiêu.
Sở dĩ giá tiêu xuống thấp như hiện nay là do sản lượng tiêu của Việt Nam tăng mạnh, điều cần thiết lúc này là nông dân phải bình tĩnh, theo dõi sát diễn biến thị trường; không trồng mới và không chặt bỏ hồ tiêu đang thu hoạch. Dù hiện nay giá hồ tiêu xuống thấp, song tiêu Việt Nam đã tạo được thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo ông Vinh, nghịch lý lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là nông dân nuôi trồng theo phong trào, chạy theo lợi nhuận trước mắt. Đầu năm 2017, giá chuối già hương ở Đồng Nai rớt thê thảm (khoảng 1.000 đồng/kg), nông dẫn lỗ nặng, ngành chức năng đã phải đề ra chương trình hỗ trợ nông dân tiêu thụ chuối. Vụ chuối năm 2018, giá tăng cao, người dân lại ồ ạt tăng diện tích.
Hiện Đồng Nai là tỉnh có diện tích chuối lớn nhất ở nước và với hơn 7.000 ha, trong đó có 650 ha chuối già hương. Phần lớn chuối này được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, việc xuất khẩu này có thể đình trệ bất cứ lúc nào, khi đó chuối sẽ rớt giá.
Ông Vinh cho rằng, Đồng Nai có khí hậu ôn hoà, thổ nhưỡng phù hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có một lợi thế riêng, thị trường thế giới sẵn sàng nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, vấn đề đặt ra là nông dân cần thay đổi thói quen canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, không nuôi trồng theo phong trào. Nhà nước cần tăng cường xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.
Theo ông Trần Hữu Thắng, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ (xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), xã Xuân Thọ là vùng trồng tiêu lớn nhất ở Đồng Nai với hơn 700 ha. Trước đây, hồ tiêu cho lợi nhuận cao, loại cây này giúp nhiều nông dân thành tỷ phú. Hiện nay, tiêu xuống giá, ở Xuân Thọ, một số nông dân đã chặt bỏ loại cây này, chuyển sang trồng bưởi, bơ.
Ông Thắng chia sẻ: “Theo khảo sát của Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ, từ cuối năm 2017 đến nay, người dân đã bắt đầu chặt cây tiêu, một số hộ có vườn tiêu già, bị héo nhưng họ bỏ mặc, không chăm sóc. Trồng tiêu tốn chi phí lớn, mất nhiều công chăm sóc, thu hái. Như vụ vừa rồi, nông dân phải chi 300.000 đồng/ngày để thuê một người hái tiêu, với giá bán 60.000 đồng/kg, người trồng không có lãi. Thời gian tới, nếu giá tiêu không cải thiện, tình trạng chặt bỏ hồ tiêu sẽ xảy ra trên diện rộng”.
Năm 2012, khi hồ tiêu đang có giá hơn 200.000 đồng/kg, ông Lầm Mã Phúc, (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã chặt bỏ 4 ha điều để chuyển sang trồng tiêu. Quá trình chuyển đổi cây trồng của ông Phúc gặp rất nhiều khó khăn, vì trồng tiêu sau 3 năm mới cho thu hoạch và mỗi ha tiêu phải đầu tư hàng trăm triệu đồng mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu.
Khi hồ tiêu của gia đình ông cho thu hoạch thì lúc này giá chỉ dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Hơn 2 năm qua, hồ tiêu không những không tăng như kỳ vọng của ông Phúc mà còn tiếp tục rớt giá, dù không thua lỗ, nhưng theo so sánh của ông Phúc, lợi nhuận từ cây tiêu không bằng những loại cây trồng khác.
Ông Lầm Mã Phúc cho biết: “Đầu năm 2018 giá chuối tăng cao, mỗi ha nông dân thu lãi khoảng 600 triệu đồng. Tôi quyết định chặt bỏ 2 ha hồ tiêu, chuyển sang trồng chuối già hương cấy mô. Trồng chuối không tốn nhiều chi phí đầu tư, ít công chăm sóc. Giờ tôi chỉ mong sắp tới giá chuối vẫn duy trì ở mức cao, nếu rớt giá, tôi rất ân hận vì đã chặt bỏ hồ tiêu”./.
Công Phong/TTXVN