Nông dân Đồng Tháp: Trồng lúa hiệu quả cao nhờ áp dụng “3 giảm, 3 tăng”
- Thứ ba - 06/01/2015 05:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại huyện Châu Thành có 76 hộ nông dân ở xã An Khánh tham gia mô hình với quy mô thực hiện 60ha. Nông dân tham gia mô hình sử dụng giống lúa chất lượng cao OM 5451 cấp xác nhận, được hỗ trợ 100% chi phí giống và 30% chi phí vật tư, phân bón với tổng giá trị đầu tư 4.158.500 đồng/ha. Ngoài ra, đầu vụ các hộ còn được cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tập huấn về kỹ thuật canh tác lúa áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, quản lý nước “ngập khô xen kẻ”, quản lý các đối tượng dịch hại chủ yếu trên ruộng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả. Kết thúc vụ thu đông, nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hợp lý, nông dân tham gia mô hình ở xã An Khánh tiết kiệm được khoảng 80kg/ha lượng giống gieo sạ, giảm được lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giá thành sản xuất thấp hơn ngoài mô hình khoảng 703 đồng/kg. Lợi nhuận bình quân đạt 15,5 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất theo tập quán cũ khoảng 6,2 triệu đồng/ha.
Áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa, ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn tập quán cũ còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Đó là: Do giảm lượng giống nên cây lúa quang hợp tốt hơn, lá lúa không che sáng lẫn nhau góp phần giảm phát thải khí cacbonnic (CO2); giảm lượng bón đạm làm cho cây lúa đồng hóa đạm tốt hơn, không phát thải NO3 - qua lá; tưới nước nông - lộ - phơi làm cho đất lúa thoàng khí, giảm phát thải khí mêtan (NH4)… Ngoài ra, giảm mật độ sạ làm giảm thoát hơi nước qua lá của quần thể ruộng lúa - đây cũng là loại khí thải góp phần làm tăng lượng khí nhà kính trong sản xuất lúa nếu không có biện pháp hạn chế.
Từ kết quả bước đầu này, ngành khuyến nông đang có kế hoạch triển khai rộng rãi mô hình “3 giảm, 3 tăng” ở Đồng Tháp để ngày càng có nhiều nông dân tiếp cận được với phương pháp sản xuất khoa học, giúp nông dân trồng lúa có lãi ngày càng cao!
Áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa, ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn tập quán cũ còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Đó là: Do giảm lượng giống nên cây lúa quang hợp tốt hơn, lá lúa không che sáng lẫn nhau góp phần giảm phát thải khí cacbonnic (CO2); giảm lượng bón đạm làm cho cây lúa đồng hóa đạm tốt hơn, không phát thải NO3 - qua lá; tưới nước nông - lộ - phơi làm cho đất lúa thoàng khí, giảm phát thải khí mêtan (NH4)… Ngoài ra, giảm mật độ sạ làm giảm thoát hơi nước qua lá của quần thể ruộng lúa - đây cũng là loại khí thải góp phần làm tăng lượng khí nhà kính trong sản xuất lúa nếu không có biện pháp hạn chế.
Từ kết quả bước đầu này, ngành khuyến nông đang có kế hoạch triển khai rộng rãi mô hình “3 giảm, 3 tăng” ở Đồng Tháp để ngày càng có nhiều nông dân tiếp cận được với phương pháp sản xuất khoa học, giúp nông dân trồng lúa có lãi ngày càng cao!
Theo laodong.com.vn