Nông dân áp dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp

Nông dân áp dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp
Điều đáng mừng trong canh tác lúa hiện nay, nông dân ĐBSCL đều áp dụng máy gặt đập liên hợp (GĐLH), máy sạ hàng, máy cấy lúa, áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm”…
Các vụ lúa trong năm, nông dân ở ĐBSCL đều sử dụng máy GĐLH trên đồng ruộng của mình đạt 95%.

Nông dân miền miền Tây chuyền tai nhau rằng, năm nay năng suất lúa cao hơn năm trước vài trăm kg/ha là vui trong lòng. Hiện sống trong thới kỳ “bão giá” tất cả mọi chi phí phân bón, thuốc BVTV, nhân công đều tăng giá như leo cây.

Nông dân sử dụng máy cấy lúa MC 8 trên cánh đồng lúa huyện Châu Phú – An Giang.

Nhiều nông dân miền Tây cho rằng, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ 4.0 vào đồng ruộng mới giúp sản xuất lúa có lãi. 

Nông dân huyện Tam Nông – Đồng Tháp áp dụng sạ lúa bằng máy kéo hàng.

Hầu hết các địa phương đều áp dụng máy GĐLH, máy sạ hàng, máy cấy lúa, áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm”, làm lúa theo GlobalGAP… là bước khởi đầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững.

Nông dân ở Vĩnh Long trồng lúa GobalGAP cho sản lượng từ 6,8-7,5 tấn/ha, lãi từ 12-15 triệu đồng đồng/ha.
Nông dân trồng hoa để dụ thiên địch về bảo vệ mùa màng (công nghệ sinh thái) nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nông dân phun xịt lúa bằng máy thay thế cho sức người, năng suất có thể tăng gấp 3-4 lần so với phun xịt bằng thủ công.
Sử dụng bảng so màu lá lúa trên đồng ruộng.
ĐH Cần Thơ đang nghiên cứu giống lúa mới có thể thích nghi biến đổi khí hậu.
Nhờ vận dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thành quả cuối cùng đem đến cho người nông dân là năng suất cao, giá thành đầu tư thấp giúp tăng lợi nhuận.
Áp dụng hệ thống khép kính lò sấy và xay xát lúa gạo công nghệ cao.
Thành quả cuối cùng là gạo Việt được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.
LÊ HOÀNG VŨ/ Nông nghiệp