Nông dân háo hức với du lịch làng nghề
- Thứ hai - 23/11/2015 10:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lần đầu tiên, những nông dân làng rau Ngọc Lãng được đến tham quan học tập kinh nghiệm ở một làng rau làm du lịch nổi tiếng khắp cả nước, làng rau Trà Quế (Quảng Nam). Chuyến tham quan không dài nhưng cũng đủ để những nông dân Phú Yên mở mang tầm mắt, tìm hiểu cách thức làm du lịch thành công của nông dân tỉnh bạn. Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, một nông dân ở làng rau Ngọc Lãng, nói: “Thật tuyệt vời, đến nông dân như mình cũng thích làng rau của họ huống chi du khách”.
Từ năm 2003, chính quyền địa phương cho khai thác tour du lịch làng rau Trà Quế. Hàng năm, lượng du khách đến đây ngày một tăng, nhất là khách nước ngoài. Năm 2014, làng rau Trà Quế đón hơn 22.000 lượt khách tham quan. Làng rau Trà Quế được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế nên có không gian mát mẻ, trong lành với tổng diện tích 40ha; trong đó, diện tích trồng rau là 15ha với gần 20 hộ gia đình kinh doanh các loại hình dịch vụ tại làng rau. Ở làng rau Trà Quế, người dân rất ít sử dụng phân bón mà chủ yếu sử dụng rong, bèo để làm chất dinh dưỡng cho cây. Đầu đường vào làng rau có các bảng thông tin, sơ đồ, các quy định và bán vé vào tham quan làng rau với giá 20.000 đồng/vé/khách. Mỗi năm, riêng nguồn thu từ việc bán vé từ 200 đến 400 triệu đồng.
Cách đón tiếp khách và chương trình tham quan làng rau đơn giản mà hấp dẫn. Khách du lịch bắt đầu hành trình trải nghiệm bằng xe đạp từ đầu đường đến làng rau và được nông dân trong làng đón tiếp, mời vào nhà với không gian thoáng mát, hướng ra vườn rau uống một ly nước hạt é (sản phẩm từ làng rau), nghe thuyết minh về lịch sử hình thành và phát triển của làng rau. Sau đó, khách đi tham quan vườn rau và được hướng dẫn, thực hành các công việc của nông dân như: cuốc đất, trồng rau, tưới nước, thu hoạch… Công việc kết thúc, khách sẽ đến một đồng cỏ để cưỡi trâu chụp ảnh, ngắm cảnh làng quê rồi trở lại nhà dân địa phương ngâm chân vào chậu nước ấm được nấu từ các loại lá cây có vị thuốc nam (lá sả, lá ổi, lá lốt…) kết hợp foot massage. Hết buổi, du khách vào bếp cùng nông dân làm các món ăn dân dã: Tam hữu, bánh xèo, cao lầu, mì Quảng và dùng cơm với các món làm từ rau...
Nhận xét về mô hình làm du lịch làng rau Trà Quế và so sánh với hiện trạng của làng rau Ngọc Lãng, ông Lê Ngọc Minh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở VHTTDL Phú Yên), cho biết: làng rau Trà Quế là mô hình phát triển tốt, quy mô và có sự quản lý, tham gia chung sức của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân nơi đây. Đa số các hộ kinh doanh du lịch đều đầu tư bài bản, không gian sạch đẹp, thân thiện và được đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Thiết nghĩ, làng rau Ngọc Lãng cần phải được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông, làm sạch môi trường xung quanh. Dĩ nhiên, Ngọc Lãng cũng có những điểm mạnh riêng, khi phát triển sản phẩm du lịch làng nghề cần đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế - xã hội và môi trường, nhất thiết phải đảm bảo lợi ích của người dân.
Hầu hết nông dân làng rau Ngọc Lãng rất háo hức với đề án phát triển sản phẩm du lịch làng rau, mong sớm được triển khai, nhất là 4 hộ dân được chọn làm thí điểm. Bà Lê Thị Thùy Dâng, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP. Tuy Hòa, cho biết: UBND thành phố đã có quyết định chọn 4 hộ ở làng rau, làng hoa Ngọc Lãng
Bên cạnh sự háo hức, nhiều ý kiến trăn trở, đề xuất của các nông dân mong muốn cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sớm có những giải pháp hữu hiệu như: mở các lớp học ngắn ngày về kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật làm bánh và các lớp tiếng Anh thông dụng; hỗ trợ kinh phí đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh hộ gia đình; làm sạch môi trường xung quanh làng rau, tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn, thân thiện; tạo điều kiện cho nông dân làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi; xây dựng bãi đậu xe, bảng chỉ dẫn…
để hỗ trợ kinh phí, xây dựng thí điểm mô hình du lịch homestay. Tuần tới, chúng tôi sẽ cùng các phòng chức năng của Sở VHTTDL khảo sát thực tế, triển khai ngay các phần việc tiếp theo nhằm sớm định hình sản phẩm du lịch hấp dẫn này.Bên cạnh sự háo hức, nhiều ý kiến trăn trở, đề xuất của các nông dân mong muốn cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sớm có những giải pháp hữu hiệu như: mở các lớp học ngắn ngày về kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật làm bánh và các lớp tiếng Anh thông dụng; hỗ trợ kinh phí đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh hộ gia đình; làm sạch môi trường xung quanh làng rau, tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn, thân thiện; tạo điều kiện cho nông dân làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi; xây dựng bãi đậu xe, bảng chỉ dẫn…
Theo Báo Phú Yên