Nông dân hoang mang vì phân bón giả.

Nông dân hoang mang vì phân bón giả.
Mặc dù trong vài tuần gần đây, Báo chí liên tục đưa tin về hoạt động bán phân bón thông qua hình thức đa cấp, từ đó phân bón đã trở thành điểm nóng của dư luận. Thế nhưng, chất lượng của phân bón trên thị trường ra sao vẫn chưa được đề cập đến. Trong khi đó nhìn lại những năm vừa qua ngành phân bón nước ta vẫn chưa được cải thiện đáng kể, thực trạng phân bón giả vẫn tiếp diễn đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân Việt Nam.

 
phan-bon-gia-tung-hoanh-khap-thi-truong
Phân bón giả tung hoành khắp thị trường.

Đến với huyện Cư kuin tỉnh Đăk lăk, Nhóm PV không khỏi ngỡ ngàng trước những hậu quả khó lường mà phân bón giả gây ra cho người nông dân . Theo tìm hiểu, mỗi hộ dân nơi đây đều trồng ít thì vài sào, nhiều thì vài héc ta cà phê, hồ tiêu. Vì thế với họ chất lượng phân bón luôn được coi là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành hay bại trong trồng trọt. Tuy nhiên với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại phân bón khác nhau, người dân trong huyện trở nên hoang mang vì không biết lựa chọn loại nào?. thế nhưng dù lựa chọn thế nào đi chăng nữa, họ vẫn khó tránh khỏi những hậu quả mà phân bón giả mang lại.

ho-tieu-bi-trui-la-vi-su-dung-phan-bon-khong-dam-bao-chat-luong
Hồ tiêu bị trụi lá vì sử dụng phân bón không đảm bảo chất lượng

Trao đổi vơi PV, ông Nguyễn Hữu Tùng (trú tại Cư Kuin – Đăk lăk) chia sẻ: “ Năm vừa rồi, có đến 6 - 7 công ty về quảng cáo, nào là công ty của Mĩ, Oxtraylia… Chúng tôi chỉ nghe thuyết trình từ người quảng cáo thôi.”

          Đầu tư hàng trăm triệu đồng vào vườn tiêu, người nông dân mua được phân bón đảm bảo chất lượng thì không sao, còn rủi mà mua phải phân bón kém chất lượng thì cọi như kiệt quệ. Ông Tùng chia sẻ thêm : “ mua phải phân kém chất lượng thì vừa mất tiền mà còn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nhất là cây Hồ tiêu bởi nó rất dễ chết”. Từng mua một lô phân lân kém chất lượng ông Tùng không những tốn 4 triệu đồng mà còn nặng nề hơn khi một số diện tích Hồ tiêu của gia đình ông phát triển chậm. Nếu như năng suất trước đây đạt 3 kg - 4kg/cây thì hiện nay chỉ còn 1kg – 2kg/ cây. Trong khi đó tại vùng cây cùng tuổi khác có thể lên tới 4 -5 kg/ cây.

 Là khu vực chịu hậu quả nặng nề từ vấn nạn phân bón giả, Tại thị trấn Hội Nghĩa - Đức Hòa – Long An, Người nông dân nơi đây vẫn chưa quên câu chuyện, cùng lúc có 40 hộ dân bị mất mùa vì phân bón giả. Thế nhưng vẫn không ai ngờ rằng mình  mua phải phân bón không đảm bảo chất lượng cho đến khi gánh chịu hậu quả từ loại phân bón này mang lại. Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Miến (trú tại Tân Mĩ – Đức Hòa – Long An) chia sẻ : “ Mua phải phân giả tôi cũng thấy bức xúc lắm, chỉ cần thất thu một vụ là kéo theo nhiều vụ mua khác”. Vậy là chuyện mua phân bón cũng mang tính rủi may.

Một thực tế cho thấy, các loại phân bón giả khi rải xuống mặt đất hơn 10 ngày vẫn không có tác dụng gì đối với cây trồng. Bởi khi nhìn xuống gốc cây trồng hầu như chúng không hề tan ra mà vẫn còn nguyên dạng. Vậy là người nông dân không chỉ mang tiền chôn xuống đất một cách vô nghĩa vì phân bón giả mà còn lo lắng, thất vọng hơn vì những vụ mùa thất bát nối tiếp nhau. Và có lẽ những vụ mùa ấy sẽ không dừng lại nếu các loại  phân bón giả vẫn được bày bán tràn lan.

Theo ước tính của hiệp hội phân bón Việt Nam, hằng năm ngành Nông nghiệp thiệt hại trên 2 tỷ usd vì phân bón giả. Con số này có thể vẫn không dừng lại với một “ma trận” phân bón giả trên thị trường như hiện nay.        

          Theo Nguyễn Năm/tamnhin.net