Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi đạt doanh thu 7.000 tỷ đồng
- Thứ sáu - 07/10/2016 06:16
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội Nông dân phát động đã phát triển sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Gian hàng trưng bày sản phẩm của Hội ND huyện Chợ Mới |
Hàng năm, có trên 100 nghìn hộ nông dân đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân biết khai thác và phát huy tiềm năng đất đai, nguồn lực, sức sáng tạo trong lao động để phát triển sản xuất với quy mô lớn, góp phần quan trọng giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên, nông dân và tạo nên “diện mạo” nông thôn mới.
Năm 2016, An Giang có 85.281 nông dân đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp với tổng doanh thu trên 7.156 tỷ đồng, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh có thu nhập thấp nhất trên 108 triệu đồng/năm/hộ, hộ có thu nhập cao nhất 25 tỷ đồng/năm/hộ, đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh. Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh đã hướng dẫn giúp đỡ cho gần 266.139 lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất.
Năm 2016, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã thay đổi đáng kể, tỉ lệ nông dân giỏi về các mô hình kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, các ngành nghề mới đã xuất hiện khá nhiều ở nông thôn. Cụ thể: Mô hình độc canh lúa, đa số đều có áp dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Điểm đặc biệt là các mô hình ngoài lúa tăng một cách đáng kể, chiếm tỷ lệ 18,32% tăng. Ngoài ra, các ngành nghề khác như trồng màu, vườn, chăn nuôi, thuỷ sản, đều tăng rất đáng kể, cụ thể, màu tăng 9,32%, vườn tăng 4,08%, chăn nuôi tăng 4,61%.
Những nông dân sản xuất -kinh doanh giỏi tiêu biểu đã xuất hiện đều khắp các nơi trong tỉnh, qua đó đã tạo ra giá trị sản phẩm nông nghiệp to lớn, giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phong trào với 200 mô hình, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của những cá nhân và tập thể tỉnh An Giang như: Mô hình trồng màu: Tập trung ở các vùng cù lao huyện An Phú, Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành; Mô hình nuôi trồng thủy sản ở Bình Thạnh - huyện Châu Thành, Phú Bình - huyện Phú Tân, Vĩnh Mỹ - Tp. Châu Đốc; Mô hình sản xuất đa canh: ở Mỹ Phú - huyện Châu Phú, Mỹ An - huyện Chợ Mới; Mô hình làm vườn: Xã Hoà An - huyện Chợ Mới, An Phú - huyện Tịnh Biên, Mỹ Hoà Hưng - Tp. Long Xuyên; Mô hình kinh tế trang trại: Tân Lợi - huyện Tịnh Biên...
Từ đầu năm đến nay, tổng số tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới của lực lượng nông dân giỏi cấp tỉnh đạt gần 3 tỷ đồng, với hơn 10.271 ngày công lao động và hướng dẫn giúp đỡ 11.962 lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất. Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại là cơ sở giúp người nông dân làm quen với kinh tế thị trường, thúc đẩy các mối liên kết, liên doanh giữa các trang trại với doanh nghiệp, giữa các trang trại với các nhà khoa học. Từ đó, tạo nhu cầu hợp tác để phát triển bền vững và đưa người nông dân ra khỏi khuôn khổ làm ăn khép kín trong từng hộ.
Theo Dân Việt
Năm 2016, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã thay đổi đáng kể, tỉ lệ nông dân giỏi về các mô hình kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, các ngành nghề mới đã xuất hiện khá nhiều ở nông thôn. Cụ thể: Mô hình độc canh lúa, đa số đều có áp dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Điểm đặc biệt là các mô hình ngoài lúa tăng một cách đáng kể, chiếm tỷ lệ 18,32% tăng. Ngoài ra, các ngành nghề khác như trồng màu, vườn, chăn nuôi, thuỷ sản, đều tăng rất đáng kể, cụ thể, màu tăng 9,32%, vườn tăng 4,08%, chăn nuôi tăng 4,61%.
Những nông dân sản xuất -kinh doanh giỏi tiêu biểu đã xuất hiện đều khắp các nơi trong tỉnh, qua đó đã tạo ra giá trị sản phẩm nông nghiệp to lớn, giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phong trào với 200 mô hình, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của những cá nhân và tập thể tỉnh An Giang như: Mô hình trồng màu: Tập trung ở các vùng cù lao huyện An Phú, Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành; Mô hình nuôi trồng thủy sản ở Bình Thạnh - huyện Châu Thành, Phú Bình - huyện Phú Tân, Vĩnh Mỹ - Tp. Châu Đốc; Mô hình sản xuất đa canh: ở Mỹ Phú - huyện Châu Phú, Mỹ An - huyện Chợ Mới; Mô hình làm vườn: Xã Hoà An - huyện Chợ Mới, An Phú - huyện Tịnh Biên, Mỹ Hoà Hưng - Tp. Long Xuyên; Mô hình kinh tế trang trại: Tân Lợi - huyện Tịnh Biên...
Từ đầu năm đến nay, tổng số tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới của lực lượng nông dân giỏi cấp tỉnh đạt gần 3 tỷ đồng, với hơn 10.271 ngày công lao động và hướng dẫn giúp đỡ 11.962 lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất. Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại là cơ sở giúp người nông dân làm quen với kinh tế thị trường, thúc đẩy các mối liên kết, liên doanh giữa các trang trại với doanh nghiệp, giữa các trang trại với các nhà khoa học. Từ đó, tạo nhu cầu hợp tác để phát triển bền vững và đưa người nông dân ra khỏi khuôn khổ làm ăn khép kín trong từng hộ.
Theo Dân Việt