Ông vua không ngai nơi vương quốc tỏi Lý Sơn

Ông vua không ngai nơi vương quốc tỏi Lý Sơn
Sau hơn 6 năm kể từ ngày kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Định (1981), thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn quyết định bỏ công việc thu nhập cao tại Công ty dịch vụ dầu khí (PTSC) trở về miền tỏi Lý Sơn xây dựng cho mình vương quốc “Vua tỏi” mà Định là ông vua không ngai cai quản một chuỗi cửa hàng kinh doanh tỏi ở các thành phố lớn trải dài từ Bắc chí Nam…


Trong ký ức của "ông vua không ngai" Nguyễn Văn Định vẫn chưa thể nào quên những tháng ngày bươn chải để mưu sinh trọ học tại Đà Nẵng.

Những ký ức….

Định sinh ra và lớn lên ở miền đất tỏi Lý Sơn, rồi khăn gói ra Đà Nẵng học đại học, mỗi lần về quê nhìn cảnh ba mẹ và bao người nông dân vất vả trồng hành tỏi. Năm được mùa thì mất giá. Được giá thì mất mùa.

Từ trong khó khổ đói nghèo, Định đã quá thấm với nổi khát thèm của đời sinh viên con nhà nghèo trọ học tại Đà Nẵng. Những đồng bạc nhàu nát của mẹ gom góp từ bán hành tỏi và những chuyến biển ra Hoàng Sa của cha luôn rập rình tàu Trung Quốc truy đuổi trở về tay trắng.

“Mãi đến bây giờ em vẫn nhớ như in lời ba mẹ bảo cố gắng học lấy cái bằng đại học để sớm thoát khỏi miền đất đảo. Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá trong tay, em xin vào làm việc tại công ty Dịch vụ dầu khí. Ba mẹ thấy con thoát khỏi vùng đất đảo tạo lập cuộc sống trên bờ nên an tâm và tự hào”, Định kể.

 

Chân dung ông vua không ngai “Vua tỏi Lý Sơn” Nguyễn Văn Định

“Vua tỏi Lý Sơn” Nguyễn Văn Định

Làm đúng chuyên ngành mình học nhưng như lời Định kể là từng đêm vẫn thao thức khi mỗi lần về đất đảo Lý Sơn chứng kiến cảnh người nông dân phơi mình trồng tỏi dưới nắng giữa đại dương mênh mông mà thu nhập chẳn được bao nhiêu bởi giá tỏi bán rẻ như bèo vì thương lái ép giá.

“Hồi còn sinh viên, mỗi lần về quê thấy giá tỏi rẻ như bèo, khoảng 30.000 đống kg, mình bảo mẹ bán lại cho mình đưa lên tàu vượt biển mang về nhà trọ tại Đà Nẵng và bắt đầu tranh thủ bán dạo tỏi Lý Sơn. Không ngờ hàng bán chạy và nhờ tỏi mà mình đủ tiền ăn học”.

Sau những ngày bán dạo hành tỏi Lý Sơn trên khắp phố phường Đà Nẵng, trở về phòng trọ, Định tự hỏi tại sao không đưa tỏi hành Lý Sơn đến các siêu thị, cửa hàng lớn để chào bán cho du khách.

Nghĩ là làm, Định bắt đầu những ngày lê la nơi siêu thị để tìm hiểu và quyết định đưa hành tỏi Lý Sơn vào siêu thị Big C Đà Nẵng để thử nghiệm, và chỉ một thời gia ngắn, mặt hàng hành tỏi của Định bán chạy như tôm tươi đã tiếp thêm sức mạnh để Định khẳng định đây là cơ hội để đưa thương hiệu tỏi hành Lý Sơn tiếp cận thị trường.

Một quyết định vô cũng khó khăn trong đời mà Định bảo là suy nghĩ đến bạc tóc là tiếp tục làm công việc của một kỹ sư chuyên ngành dầu khí hay bỏ việc để ăn ngũ với tỏi hành quê nhà?

Cuối cùng Định quyết định bỏ công việc chuyên ngành dầu khí để trở về đất đảo Lý Sơn chết sống với cây tỏi, cây hành.

Nhớ lại cái ngày đầu tiên cách đây hơn 6 năm, khi đưa tỏi hành Lý Sơn vào siêu thị Định bảo cũng không dể bởi siêu thị nào cũng có nhà cung cấp hàng. Nhờ kiên trì thuyết phục, cuối cùng siêu thị Big C cũng gật đầu nhận đơn hàng đầu tiên để thử nghiệm với 10 kg tỏi. Không ngờ chỉ trong vòng 5 ngày số tỏi Lý Sơn bán sạch và nhiều khách hàng đến hỏi mua nhưng không có.

Vua tỏi Nguyễn Văn Định giới thiệu tỏi Lý Sơn với khách hàng tại chuỗi của hàng của mình

Vua tỏi Nguyễn Văn Định giới thiệu tỏi Lý Sơn với khách hàng tại chuỗi của hàng của mình

Bắt đầu từ đó, lãnh đạo siêu thị Big C gọi điện yêu cầu ký hợp đồng cung cấp tỏi hành Lý Sơn với số lượng lớn 300kg. Khẳng định được chổ đứng của tỏi Lý Sơn tại Siêu thị Big C, Định bắt đầu ngĩ đến chuyện làm thương hiệu cho tỏi Lý Sơn quê mình và cái tên “Vua tỏi Lý Sơn” cũng bắt đầu hình thành sau nhiều đêm thức trắng.

Đến bây giờ cái tên “Vua tỏi Lý Sơn” đã có mặt hầu hết các siêu thị và cửa hàng trong Nam ngoài Bắc. Ngay tại Siêu thị Big C, Đinh bảo mỗi tháng đã tiêu thụ hàng chục tấn tỏi Lý Sơn.

Để có tiền đầu tư, Định bắt đầu tích cóp những đồng tiền buôn bán tỏi và vay mượn bạn bè số tiền được hơn 400 triệu đồng thuê đất, xây dựng kho bảo quản tỏi hành tại Đà Nẵng và mở chuổi cửa hàng “Vua tỏi Lý Sơn” bắt đầu bước vào con đường kinh doanh thương hiệu “Vua tỏi Lý Sơn” mà Định là ông vua không ngai.

Ông vua không ngai cai quản chuổi cửa hàng “Vua tỏi Lý Sơn”

Trong ký ức của mình Định bảo cách đây hơn 6 năm sau khi quyết định bỏ việc ở Công ty dầu khí trở về đất đảo Lý Sơn, ba mẹ Định thất vọng bảo: “ba mẹ cho con ăn học đàng hoàng sao lại bỏ việc đi bán tỏi hành hả con?”

Hôm ra đảo Lý Sơn, gặp bà Đinh Thị Hợi, mẹ Định nhắc lại chuyện cách đây 7 năm Định bỏ việc về đảo Lý Sơn, bà Hợi bảo “làm cha làm mẹ ai không lo khi thấy con bỏ việc lương cao về nhà, lại đi bán dạo tỏi hành. Đến chừ vợ chồng tui mới hết lo, lại giúp được hàng nghìn hộ nông dân trồng tỏi hành trên đảo tiêu thụ được sản phẩm với giá cao.”

Để có nguồn hàng cung ứng ổn định sau khi ký kết hợp đồng, Định đã đặt cơ sở thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm hành tỏi lý Sơn với các hộ dân trên đảo với giá từ 55 đến 60 nghìn đồng/kg.

Mỗi năm đến mùa tỏi, Định thu mua toàn bộ sản phẩm và chế biến tại chổ để đưa về đất liền cung ứng cho 29 siêu thị trong hệ thống siêu thị Big C và nhiều siêu thị khác khắp cả nước.

Đó là chưa kể chuổi cửa hàng mang thương hiệu “vua tỏi Lý Sơn” do Định cai quản được đồng loạt mở tại các thành phố lớn từ Sài Gòn-Đà Nẵng-Hà Nội. Bấm đốt ngón tay, Định bảo không tính 29 siêu thị của hệ thống Big C trên toàn quốc, còn có một hệ thống hàng chục cửa hàng trãi dài trên các tỉnh thành và một nhà máy chế biến tỏi tại đảo Lý Sơn mang thương hiệu “Vua tỏi Lý Sơn”.

Ngoài chế biến tỏi cung cấp cho hệ thống siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc do Định làm chủ, Định còn tổ chức chế biến tỏi đen để nâng cao giá trị sản phẩm từ giá tỏi thô 60 nghìn đồng/kg. Nếu chế biến tỏi đen sẽ nâng giá trị lên 2,8 triệu đồng/kg và đang sản xuất để cung cấp ra thị trường.

Ngoài chế biến tỏi cung cấp cho hệ thống siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc, Định còn tổ chức chế biến tỏi đen để nâng cao giá trị sản phẩm từ giá tỏi thô 60 nghìn đồng/kg. Nếu chế biến tỏi đen sẽ nâng giá trị lên 2,8 triệu đồng/kg và đang sản xuất để cung cấp ra thị trường. Trong ảnh: Nguyễn Văn Định kiểm tra tỏi tại cửa hàng của mình

Ngoài chế biến tỏi cung cấp cho hệ thống siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc, Định còn tổ chức chế biến tỏi đen để nâng cao giá trị sản phẩm từ giá tỏi thô 60 nghìn đồng/kg. Nếu chế biến tỏi đen sẽ nâng giá trị lên 2,8 triệu đồng/kg và đang sản xuất để cung cấp ra thị trường.

Từ chế biến tỏi, Định nhập máy móc về chế biến rong biển Hoàng Sa để xuất khẩu qua Nhật và các nước.

Để tạo uy tín cho sản phẩm chính hiệu trước hàng “nhái” hành tỏi Lý Sơn, Định đã đăng ký thương hiệu “Vua tỏi Lý Sơn” và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & công nghệ) cấp giấy chứng nhận.

Mới đây, Định đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tỏi Lý Sơn đầu tiên ra thị trường nước ngoài với hơn 80 tấn tỏi sang Thái Lan, Dubai và Singapore. Đây là hợp đồng đầu tiên kỷ niệm ngày ông vua tỏi không ngai Nguyễn Văn Định bước sang tuổi 35.

Đến bây giờ ông vua không ngai của hành tỏi Lý Sơn không chỉ dừng lại ở tỏi hành mà bắt đầu xây dựng cơ sở chế biến ngay miền đất đảo Lý Sơn để sản xuất những đặc sản miền đất đảo như rau câu, rong hoa đá biển, mực rim, ốc cừ để xuất bán cho nước ngoài mà như lời khẳng định chắc nịch của Định là “đặc sản Lý Sơn sẽ vươn ra thế giới như danh tiếng hải đội Hoàng Sa của đất đảo Lý Sơn”.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng

Nguồn tin: enternews.vn