Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái
- Thứ hai - 17/09/2018 20:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(HNM) - Hà Nội có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ăn quả nhiệt đới như: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn… vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô; vừa bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện diện tích cây ăn quả của Hà Nội là 17.776ha với chủng loại chính: Bưởi, cam, nhãn, chuối, táo, đu đủ, hồng xiêm, vải, xoài… Đến nay, Hà Nội có khoảng 14 vùng trồng cây ăn quả tập trung ở các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức… Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT), để có những loại quả chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua, các đơn vị của Sở phối hợp với huyện mở lớp tập huấn cho người dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, giúp cán bộ, nông dân từng bước nâng cao nhận thức, tay nghề về lựa chọn giống, phân bón, kỹ thuật bón phân cho từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng; nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại đạt hiệu quả cao; kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán, khoanh vỏ, kích thích ra hoa, chống rụng quả... bảo đảm quá trình sản xuất thuận lợi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trồng, thâm canh cây ăn quả trên đơn vị canh tác.
Nhìn chung các mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả cao như: Mô hình thâm canh bưởi Diễn đạt 300 đến 350 triệu đồng/ha/năm, cam Canh đạt 450 đến 500
triệu đồng/ha/năm, nhãn chín muộn đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm…
Không những thế, nhiều vùng trồng cây ăn quả phát triển mạnh còn tạo điều kiện cho người dân tham quan và thưởng thức sản phẩm tại vườn. Theo Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, hiện nay diện tích cây ăn quả, hoa - cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao với thu nhập trung bình 300 đến 400 triệu đồng/ha; cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha tại các xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ... Nhiều vườn cây ăn quả đã thu hút đông đảo du khách tới tham quan kết hợp mua sắm nên giá trị rất cao.
Tuy nhiên, việc trồng cây ăn quả tại Hà Nội vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; đầu tư thâm canh thấp, ứng dụng kỹ thuật mới còn hạn chế, năng suất chưa ổn định, chất lượng, giá trị cây ăn quả chưa cao nên tính cạnh tranh trên thị trường thấp, thu nhập của nông dân chưa tương xứng tiềm năng…
Để đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái, theo Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong phát triển cây ăn quả để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đạt hiệu quả kinh tế tối đa. Ngoài chính sách hỗ trợ của thành phố, các địa phương cần có chính sách khuyến khích các hộ dân chuyển đổi canh tác sang trồng cây ăn quả theo vùng đã quy hoạch; tạo điều kiện về đất đai, vốn... cho nông dân có khả năng và nhu cầu đầu tư sản xuất nông nghiệp (thông qua giao đất, cho thuê đất trong vùng phát triển cây giống, cây ăn quả). Mặt khác, cần đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông nội đồng, tưới tiêu, hệ thống điện, tạo thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả đồng bộ theo hướng chất lượng cao kết hợp với du lịch sinh thái nhằm đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng.
Nhìn chung các mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả cao như: Mô hình thâm canh bưởi Diễn đạt 300 đến 350 triệu đồng/ha/năm, cam Canh đạt 450 đến 500
triệu đồng/ha/năm, nhãn chín muộn đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm…
Không những thế, nhiều vùng trồng cây ăn quả phát triển mạnh còn tạo điều kiện cho người dân tham quan và thưởng thức sản phẩm tại vườn. Theo Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, hiện nay diện tích cây ăn quả, hoa - cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao với thu nhập trung bình 300 đến 400 triệu đồng/ha; cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha tại các xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ... Nhiều vườn cây ăn quả đã thu hút đông đảo du khách tới tham quan kết hợp mua sắm nên giá trị rất cao.
Tuy nhiên, việc trồng cây ăn quả tại Hà Nội vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; đầu tư thâm canh thấp, ứng dụng kỹ thuật mới còn hạn chế, năng suất chưa ổn định, chất lượng, giá trị cây ăn quả chưa cao nên tính cạnh tranh trên thị trường thấp, thu nhập của nông dân chưa tương xứng tiềm năng…
Để đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái, theo Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong phát triển cây ăn quả để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đạt hiệu quả kinh tế tối đa. Ngoài chính sách hỗ trợ của thành phố, các địa phương cần có chính sách khuyến khích các hộ dân chuyển đổi canh tác sang trồng cây ăn quả theo vùng đã quy hoạch; tạo điều kiện về đất đai, vốn... cho nông dân có khả năng và nhu cầu đầu tư sản xuất nông nghiệp (thông qua giao đất, cho thuê đất trong vùng phát triển cây giống, cây ăn quả). Mặt khác, cần đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông nội đồng, tưới tiêu, hệ thống điện, tạo thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả đồng bộ theo hướng chất lượng cao kết hợp với du lịch sinh thái nhằm đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng.