Phát triển kinh tế hợp tác xã ở Ninh Thuận

Phát triển kinh tế hợp tác xã ở Ninh Thuận
Ninh Thuận hiện có 76 hợp tác xã (HTX) với trên 28.000 xã viên, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với mức đóng góp GDP hàng năm khoảng 9,5%.
Được  sự  hỗ  trợ  của các  ngành  chức  năng, nhiều  mô  hình  HTX đã hoạt động hiệu quả, chủ  động  đẩy  mạnh liên doanh, liên kết với chuỗi giá trị sản phẩm nông  nghiệp,  gắn  với các  chương  trình  xây dựng  nông  thôn  mới như: liên kết sản xuất lúa,  ngô  (bắp)  giống; liên  kết  tiêu  thụ  sản phẩm  chăn  nuôi;  liên kết tiêu thụ sản phẩm thổ  cẩm,  gốm  truyền thống;  liên  kết  chế biến các loại sản phẩm có  giá  trị  kinh  tế  cao như:  táo,  nho,  măng, chuối,  rong  sụn…  Nhiều xã viên được hỗ trợ vốn sản xuất, kinh nghiệm làm kinh tế hộ đã có thu nhập ổn định khoảng 36 triệu đồng/người/năm. 
Xã viên liên kết trồng nho theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để  kinh  tế  HTX tiếp  tục  phát  triển, Ninh  Thuận  đang  tập trung  đẩy  mạnh  công tác tuyên truyền Luật Hợp  tác  xã  năm  2012 và các  Nghị  định  của Chính  phủ,  qua  đó tạo  điều  kiện  để  hình  thành  thêm  nhiều HTX,  phấn  đấu  đưa kinh  tế  HTX  chiếm từ  11  - 12%  GDP  của tỉnh.

Nhiều hộ diêm dân ở Ninh Thuận tham gia các tổ liên kết sản xuất muối sạch

Sản phẩm ngô lai của đồng bào dân tộc ở huyện Bác Ái đã tạo được thương hiệu trên thị trường với thu nhập mỗi tháng từ 3 - 4 triệu đồng/ha

Các hộ xã viên tham gia mô hình chăn nuôi liên kết hợp tác xã đã có thu nhập cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ

Tập huấn kỹ thuật trồng lúa theo hướng sản xuất hàng hóa cho các xã viên hợp tác xã ở xã Công Hải, huyện Thuận Bắc

Nhiều xã viên của các hợp tác xã nông nghiệp ở Ninh Thuận được hỗ trợ kinh nghiệm làm kinh tế hộ đã có thu nhập ổn định khoảng 3 triệu đồng/tháng

Cùng tham gia góp vốn làm ăn theo cơ chế thị trường đã đem lại lợi ích cho các thành viên Hợp tác xã dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
 

 
Theo TTX