Phát triển nông nghiệp sạch, đối phó với thách thức môi trường
- Chủ nhật - 06/11/2016 23:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, ngày 7/11, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, nghe tờ trình, báo cáo về dự án Luật Chuyển giao công nghệ và thảo luận về dự án Luật Quản lý ngoại thương. Buổi chiều, nghe tờ trình, báo cáo về dự án Luật Du lịch (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Trướ c đó , QH thảo luận ở hội trường về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
53/63 tỉnh thành đang nợ đọng xây dựng nông thôn mới
Thả o luậ n tạ i hộ i trườ ng, các ĐBQH cũng đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu đem lại sự thay đổi căn bản nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân. Bên cạnh đó, các ĐBQH cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế mà chương trình xây dựng nông thôn mới gặp phải. Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nóng vội, lãng phí, mất cân đối về các tiêu chí dẫn tới nợ đọng cơ bản cao. Trên cơ sở chỉ ra các hạn chế, nhiều đại biểu cho rằ ng cầ n thiế t phả i xây dựng một hệ thống giải pháp để tái cơ cấu nề n nông nghiệ p như thu hút doanh nghiệp đầu tư, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật và xã hội hóa nguồn lực.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) phát biểu tại hội trường.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễ n Hồ ng Thanh cho biế t, sau 5 năm thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mớ i chưa đạt được mục tiêu đề ra và để lại khoản nợ đọng hơn 15.000 tỷ đồng, đặc biệt có những địa phương mất khả năng trả nợ. Nhiều ĐBQH nhận định, nguyên nhân chính là sự bất hợp lý do áp dụng chung một tiêu chí nông thôn mới cho cả nước. Ngoài ra, các thủ tục phức tạp trong đấu thầu xây dựng các công trình nhỏ, có giá trị dưới 1 tỷ đồng cũng hạn chế việc xã hội hóa và đóng góp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Cũ ng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cần xác định rõ trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để xảy ra nợ đọng và giải quyết dứt điểm số nợ đọng này trước năm 2019.
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để bảo vệ môi trường
Theo báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, từ những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế của chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp kịp thời xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới xanh, sạch, đẹp; Tăng cường công tác bảo đảm ATVSTP trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đồng tình cao với điều này.
ĐBQH Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề quan tâm đó là sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tạo được giá trị gia tăng, việc ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, nông dân lạm dụng chất hóa học, đặc biệt là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật làm ra sản phẩm nông nghiệp không an toàn, làm thoái hóa đất canh tác, làm ô nhiễm môi trường gây hậu quả lâu dài. Theo đó, đạ i biể u đề nghị cần tái cơ cấu chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Bở i vì, sản phẩm của nông nghiệp vô cơ là nguyên nhân chính gây ra các loại ung thư và làm giảm khả năng miễn dịch cơ thể, làm thoái hóa đất đai nên cả thế giới đã chuyển sang phát triển nông nghiệp hữu cơ.
ĐBQH Bế Minh Đức (Cao Bằng) lo ngạ I về vấ n đề ô nhiễ m môi trườ ng nông thôn, cho rằ ng: Hiệ n nay, ô nhiễm không còn là vấn đề chỉ của thành phố, các khu công nghiệp lớn mà nó đã len lỏi về tận làng quê xa xôi, hẻo lánh, đang hủy hoại từng ngày lá phổi của chúng ta. Để ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường nông thôn, đại biểu đề nghị Chính phủ không chỉ đưa ra tiêu chí về môi trường cho nông thôn mới mà còn phải chủ động nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp để xử lý các thách thức ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày nay như nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt an toàn ở nông thôn, phát triển và sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp, xử lý nghiêm những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Theo SKDS