Phụ nữ chung tay giúp nhau phát triển kinh tế
- Thứ ba - 17/01/2017 21:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời gian qua. Các phong trào thi đua thiết thực của Hội đã phát huy tốt tinh thần làm chủ, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đại hội đại biểu phụ nữ là đại hội của tất cả phụ nữ Việt Nam, do đó các văn kiện đại hội phải tập trung vào các vấn đề mà phụ nữ quan tâm, mong đợi. Các phong trào của các cấp hội cần thiết thực và cụ thể hơn nữa nhằm huy động sức mạnh tối đa của phụ nữ cả nước; sáng tạo trong lao động để tăng năng suất, giúp phụ nữ có thu nhập cao hơn.
Đối với phụ nữ nông thôn, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu duy trì sản xuất cá thể, người nông dân khó có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, không xây dựng được thương hiệu sản phẩm và hạn chế việc tiếp cận khoa học công nghệ cũng như các nguồn vốn vay, bị ép giá… Chính vì vậy, ngoài việc hỗ trợ về vốn, Hội phụ nữ các cấp cần giúp họ thay đổi cả phương thức sản xuất, chuyển từ hình thức cá thể sang hợp tác, thoát khỏi sản xuất đơn lẻ, như vậy mới có thể thoát nghèo bền vững. Các cấp hội cần phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong gia đình, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhận định, hiện nay nhiều gia đình sinh không đủ hai con sẽ ảnh hưởng xấu đến dân số quốc gia trong tương lai, do đó Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần vận động hội viên phụ nữ nên sinh đủ hai con, đảm bảo nguồn nhân lực bền vững cho đất nước.
Đối với vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, vai trò tham gia của phụ nữ cũng rất quan trọng. Tiêu chí “5 không, 3 sạch” của phụ nữ cần được nhân rộng, bổ sung, không chỉ sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ mà cần phải sạch địa bàn thôn, xã….; phụ nữ nói không với sản xuất và tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Đồng tình với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân lưu ý: Đây là phong trào trung tâm của Hội nhưng chưa có chỉ tiêu về phong trào này, nên cần được lượng hóa bằng con số thống kê cụ thể về việc phụ nữ học tập nâng cao trình độ, năng suất lao động, gia đình hạnh phúc…
Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện, đưa công tác này lên tầm cao mới, hiệu quả mới gắn với Nghị quyết Trung ương 4 về chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá; tập trung giám sát ba nội dung quan trọng là an toàn thực phẩm, môi trường và các chính sách liên quan đến phụ nữ.
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, Hội nghị sẽ xem xét thông qua các nội dung: Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017; Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI; Báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ XII; Dự thảo Hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2016 - 2020.
Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Năm 2016, các cấp hội đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong công tác vận động, tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, qua đó, góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” do Hội phụ nữ phát động được đưa vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là cơ hội để phụ nữ phát huy tốt vai trò trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn, gắn với thực hiện an sinh xã hội thông qua nhiều hình thức.
Tính đến hết 2016, có hơn 10 triệu hội viên tham gia các loại hình tiết kiệm với tổng dư nợ hơn 8.000 tỷ đồng; vận động ủng hộ xây dựng hơn 3.600 mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; giúp 430.000 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, trong đó gần 41.000 hộ đã thoát nghèo.
Năm 2017 là năm tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12. Vì vậy các cấp Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào của phụ nữ, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam dự kiến phát động thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12 và nhiệm vụ công tác Hội”. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, thẳng thắn phân tích những hạn chế, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện để có cơ sở kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cả về nguồn lực và hành lang pháp lý để Hội thực hiện tốt vai trò của một tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ; phân tích rõ những mặt yếu cần rút kinh nghiệm cho năm 2017; đề ra phương hướng, kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Đỗ Bình (TTXVN)
Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đại hội đại biểu phụ nữ là đại hội của tất cả phụ nữ Việt Nam, do đó các văn kiện đại hội phải tập trung vào các vấn đề mà phụ nữ quan tâm, mong đợi. Các phong trào của các cấp hội cần thiết thực và cụ thể hơn nữa nhằm huy động sức mạnh tối đa của phụ nữ cả nước; sáng tạo trong lao động để tăng năng suất, giúp phụ nữ có thu nhập cao hơn.
Đối với phụ nữ nông thôn, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nếu duy trì sản xuất cá thể, người nông dân khó có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, không xây dựng được thương hiệu sản phẩm và hạn chế việc tiếp cận khoa học công nghệ cũng như các nguồn vốn vay, bị ép giá… Chính vì vậy, ngoài việc hỗ trợ về vốn, Hội phụ nữ các cấp cần giúp họ thay đổi cả phương thức sản xuất, chuyển từ hình thức cá thể sang hợp tác, thoát khỏi sản xuất đơn lẻ, như vậy mới có thể thoát nghèo bền vững. Các cấp hội cần phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong gia đình, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhận định, hiện nay nhiều gia đình sinh không đủ hai con sẽ ảnh hưởng xấu đến dân số quốc gia trong tương lai, do đó Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần vận động hội viên phụ nữ nên sinh đủ hai con, đảm bảo nguồn nhân lực bền vững cho đất nước.
Đối với vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, vai trò tham gia của phụ nữ cũng rất quan trọng. Tiêu chí “5 không, 3 sạch” của phụ nữ cần được nhân rộng, bổ sung, không chỉ sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ mà cần phải sạch địa bàn thôn, xã….; phụ nữ nói không với sản xuất và tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Đồng tình với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân lưu ý: Đây là phong trào trung tâm của Hội nhưng chưa có chỉ tiêu về phong trào này, nên cần được lượng hóa bằng con số thống kê cụ thể về việc phụ nữ học tập nâng cao trình độ, năng suất lao động, gia đình hạnh phúc…
Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện, đưa công tác này lên tầm cao mới, hiệu quả mới gắn với Nghị quyết Trung ương 4 về chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá; tập trung giám sát ba nội dung quan trọng là an toàn thực phẩm, môi trường và các chính sách liên quan đến phụ nữ.
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, Hội nghị sẽ xem xét thông qua các nội dung: Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017; Dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XI; Báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ XII; Dự thảo Hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2016 - 2020.
Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Năm 2016, các cấp hội đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong công tác vận động, tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, qua đó, góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” do Hội phụ nữ phát động được đưa vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là cơ hội để phụ nữ phát huy tốt vai trò trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội vận động hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn, gắn với thực hiện an sinh xã hội thông qua nhiều hình thức.
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) tặng nhà "Mái ấm tình thương" cho chị Võ Thị Hồng Dịu, hội viên phụ nữ nghèo phường An Bình. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN |
Năm 2017 là năm tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12. Vì vậy các cấp Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào của phụ nữ, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam dự kiến phát động thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12 và nhiệm vụ công tác Hội”. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, thẳng thắn phân tích những hạn chế, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện để có cơ sở kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cả về nguồn lực và hành lang pháp lý để Hội thực hiện tốt vai trò của một tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ; phân tích rõ những mặt yếu cần rút kinh nghiệm cho năm 2017; đề ra phương hướng, kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Đỗ Bình (TTXVN)