Rừng xanh đầu nguồn sông Bến Hải
- Thứ bảy - 31/08/2019 04:55
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từng nụ hoa trẩu xuất hiện chi chít trên những ngọn cây và khi bung nở, hoa lấp lánh những chùm nhỏ 5 cánh trắng tinh khôi.
Giữ hơn 21 ngàn ha rừng
Tôi như bị lạc vào vùng cổ tích khi được ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Ban dẫn vào chiêm ngưỡng một đoạn vẻ đẹp của khu rừng phòng hộ giữa Trường Sơn.
Kiểm tra công tác bảo vệ rừng ở Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải. |
Ông Hùng bảo rằng ở Ban này không có sự phân biệt trưởng, phó ban hay nhân viên cơ quan, ai cũng đều cùng nhau bảo vệ rừng (BVR). Rừng phòng hộ của Ban quản lý có khu hệ động thực vật phong phú, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, bảo vệ nguồn nước dòng sông chính Bến Hải.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được tỉnh Quảng Trị giao Ban quản lý hơn 21 ngàn ha tập trung ở những nơi xa dân cư, địa hình rừng núi phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, đường sá đi lại khó khăn thuộc nhiều xã miền núi của hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Để BVR) ngày càng tốt hơn, Ban phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng giao khoán BVR hàng năm cho người dân sống cận bìa rừng nhằm góp phần nâng cao thu nhập cũng như gắn trách nhiệm và ý thức bảo vệ rừng cho cộng đồng.
Ngay từ đầu năm, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với UBND các xã của hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh củng cố các tổ nhận khoán BVR và tiến hành ký hợp đồng nguyên tắc giao khoán bảo vệ gần 8.000 ha. Bằng cách huy động nguồn lực từ người dân để bảo vệ rừng, Ban đã linh hoạt xây dựng lực lượng thường trực tại các xã có rừng, và các chủ rừng liền kề trong việc phối hợp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Ngoài bảo vệ rừng, Ban còn trồng mới 50ha rừng phòng hộ, chăm sóc ngàn ha rừng trồng, xây dựng 25 km đường ranh cản lửa, sửa chữa ngầm tràn, đường lâm nghiệp và cải tạo Trạm quản lý bảo vệ rừng Vĩnh Hà để tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bảo vệ và phát triển rừng một cách tự nhiên.
Nhiều năm liền, Ban được công nhận là đơn vị tiêu biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng phòng hộ, nâng cấp rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho biết để đạt được kết quả đó, đơn vị luôn cố gắng chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp, thiết yếu nhất để bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, đảm bảo rừng sinh trưởng tự nhiên.
Để những cánh rừng xanh tươi
Từ đầu năm 2019, Ban xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ vậy nên năm 8 tháng đầu năm nay trên địa bàn chỉ xảy ra một vụ cháy rừng nhưng đã phát hiện và dập tắt kịp thời nên không để gây thiệt hại về rừng. Đây là thành quả của công tác chỉ đạo các trạm quản lý bảo vệ rừng, các tổ nhận khoán bảo vệ rừng xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với địa bàn quản lý, bảo vệ của trạm, tổ để tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó Ban cũng chủ động liên kết, xây dựng lực lượng thường trực tại các xã có rừng để huy động tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng và chỉ đạo các hộ nhận khoán chăm sóc rừng cần có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên trong thời tiết nắng hạn.
Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bến Hải luôn xanh tươi. |
Ông Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ: Công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng cũng là một nội dung quan trọng luôn được quan tâm triển khai thực hiện. Ban đã phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức truy quét, chốt chặn trên tuyến đường sông Bến Hải, tuyến đường Vĩnh Hà - Vĩnh Ô, tuyến đường dốc Bồng nhằm đẩy đuổi các đối tượng khai thác lâm sản trái phép ra khỏi rừng. Vì vậy, tình trạng khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn đã giảm nhiều hàng năm.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho biết kế hoạch còn lại của năm nay là tiếp tục chỉ đạo các trạm và các tổ nhận khoán BVR phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng và trực phòng PCCCR trong những tháng còn lại của mùa khô. Tổ chức tuyên truyền giáo dục về Luật Lâm nghiệp cho người dân sống xung quanh khu vực rừng phòng để người dân cùng tham gia BVR, trở thành thành phần chủ chốt trong công tác phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn
Điều làm ông Hùng băn khoăn là địa bàn quản lý của Ban khá rộng song lực lượng BVR chuyên trách rất mỏng, trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác còn nhiều thiếu thốn, thiếu các công cụ hỗ trợ, vũ khi cần thiết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và chưa được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước để yên tâm công tác BVR. V
ì vậy ông Hùng đề nghị Nhà nước cần có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp cho lực lượng BVR chuyên trách nhằm động viên khuyến khích lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ.